Chiều 16/8, tiếp tục phiên họp lần thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung biên chế cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 và một số vấn đề về công tác xây dựng ngành.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp từ năm 2012 đến hết năm 2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về đề nghị tăng số lượng ủy viên và bổ sung một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm ủy viên Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên.
Về việc bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nêu rõ: Nghị quyết số 821/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 821) quy định tổng biên chế, số lượng kiểm sát viên, điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đến hết năm 2011 (không tính Viện Kiểm sát quân sự các cấp) là 13.743 biên chế, trong đó có 8.925 kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và 14 điều tra viên cao cấp.
Tính đến ngày 15/6/2012, toàn ngành kiểm sát nhân dân đã thực hiện được 13.349 biên chế, còn thiếu 394 biên chế so với tổng biên chế được duyệt và 547 kiểm sát viên trung cấp và sơ cấp.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong những năm qua ngành Kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức. Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phân bổ biên chế, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kịp thời phân bổ chỉ tiêu biên chế, số lượng kiểm sát viên tới từng đơn vị, đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện.
Tuy vậy, việc thực hiện Nghị quyết số 821vẫn còn một số tồn tại: có những đơn vị ít việc lại được phân bổ nhiều biên chế và ngược lại có những đơn vị nhiều việc nhưng lại được phân bổ ít biên chế; có những đơn vị được giao biên chế dưới mức tối thiểu dù mức án thụ lý, giải quyết hàng năm khá lớn, làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động…
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, quyết định việc điều chuyển cán bộ giữa các đơn vị, giữa cấp tỉnh, cấp huyện, sử dụng biên chế đúng quy định.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo đối với việc bổ sung biên chế, số lượng kiểm sát viên, điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần lưu ý việc bổ sung biên chế, số lượng kiểm sát viên cần được tính toán hợp lý, khách quan trên cơ sở số lượng vụ, việc tăng thực tế của mỗi đơn vị; đồng thời quán triệt đầy đủ hơn việc “Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức gắn với đẩy nhanh cải cách” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Mặt khác, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, điều tra viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu, bảo đảm tính hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn của cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp từ năm 2012 đến hết năm 2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về đề nghị tăng số lượng ủy viên và bổ sung một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm ủy viên Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên.
Về việc bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nêu rõ: Nghị quyết số 821/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 821) quy định tổng biên chế, số lượng kiểm sát viên, điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đến hết năm 2011 (không tính Viện Kiểm sát quân sự các cấp) là 13.743 biên chế, trong đó có 8.925 kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và 14 điều tra viên cao cấp.
Tính đến ngày 15/6/2012, toàn ngành kiểm sát nhân dân đã thực hiện được 13.349 biên chế, còn thiếu 394 biên chế so với tổng biên chế được duyệt và 547 kiểm sát viên trung cấp và sơ cấp.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong những năm qua ngành Kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức. Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phân bổ biên chế, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kịp thời phân bổ chỉ tiêu biên chế, số lượng kiểm sát viên tới từng đơn vị, đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện.
Tuy vậy, việc thực hiện Nghị quyết số 821vẫn còn một số tồn tại: có những đơn vị ít việc lại được phân bổ nhiều biên chế và ngược lại có những đơn vị nhiều việc nhưng lại được phân bổ ít biên chế; có những đơn vị được giao biên chế dưới mức tối thiểu dù mức án thụ lý, giải quyết hàng năm khá lớn, làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động…
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, quyết định việc điều chuyển cán bộ giữa các đơn vị, giữa cấp tỉnh, cấp huyện, sử dụng biên chế đúng quy định.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo đối với việc bổ sung biên chế, số lượng kiểm sát viên, điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần lưu ý việc bổ sung biên chế, số lượng kiểm sát viên cần được tính toán hợp lý, khách quan trên cơ sở số lượng vụ, việc tăng thực tế của mỗi đơn vị; đồng thời quán triệt đầy đủ hơn việc “Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức gắn với đẩy nhanh cải cách” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Mặt khác, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, điều tra viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu, bảo đảm tính hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn của cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Phúc Hằng (TTXVN)