“Bình quân một ngày có hàng tỷ tiền hàng hóa nhập lậu được vận chuyển, chỉ cần cho mã số thuế và số lượng là hàng sẽ về đến tận nơi với chứng từ hóa đơn đàng hoàng. Điều đó cũng có nghĩa là cơ chế chính sách sơ hở để người ta hợp thức hóa được.”
Đó là những khó khăn được ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn chia sẻ với phóng viên Vietnam+ về công tác chống buôn lậu ở một tỉnh cửa ngõ biên giới.
- Thưa ông, xin ông cho biết tình hình kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hàng lậu tại tỉnh Lạng Sơn được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, việc sản xuất hàng giả, hàng cấm gần như không có vì sản xuất công nghiệp trên địa bàn này chỉ chiếm 14% GDP nên hàng nhập lâụ chủ yếu là từ Trung Quốc hoặc vận chuyển từ các địa bàn khác đến.
Nếu hàng hóa nhập lậu và hàng vi phạm đi cùng hàng nhập lậu thường chỉ đi qua tỉnh chứ ít được tiêu thụ ở Lạng Sơn.
- Vậy công tác chống buôn lậu để không cho hàng lậu đi qua địa bàn để vào sâu trong nội địa được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Có thể thấy, khi làm chặt ở các đường mòn đường tránh thì một mặt họ tìm đường khác để tiếp tục mang vác, ngoài ra còn gian lận thông qua cơ chế chính sách.
Các đối tượng buôn lậu đang lợi dụng luồng xanh, luồng đỏ mà hải quan ưu tiên để tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan thì một vài doanh nghiệp chỉ làm vài ba chuyến để được đưa vào diện này xong là tiến hành gian lận.
Gần đây còn nổi lên một vấn đề là do cơ chế về thông quan sau cửa khẩu, tức là hình thức nhập khẩu chuyển khẩu, tất cả hàng hóa đều được đưa lên tàu từ bên phía Bằng Tường Trung Quốc và kẹp chì niêm phong, đến Ga Yên Viên mới được mở nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng để đưa hàng về gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu.
Việc một số hộ kinh doanh cá thể tự phát hành hóa đơn cũng đang gây khó khăn cho công tác kiểm tra hàng lậu.
Nhiều doanh nghiệp nhận hóa đơn của bên thuế xong rồi là tuồn cho bên ngoài viết, thậm chí hàng chưa về đến biên giới nhưng đã có hóa đơn viết sẵn nên khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì đối tượng đã chìa hóa đơn ra rồi.
Hóa đơn họ bán ra thuộc sở hữu người mua, thậm chí cơ quan công an đến tận địa chỉ ghi trên hóa đơn để điều tra nhưng là địa chỉ ma… cuối cùng vẫn phải trả lại hàng và đây là vấn đề bức xúc nhất, ở một góc độ nào đó đang vô hiệu hóa lực lượng chống buôn lậu.
Bên cạnh đó cơ chế chính sách có nhiều cái chưa chặt chẽ như hàng hóa cho cư dân biên giới theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và hàng hóa vận chuyển trên đường phải có hóa đơn chứng từ theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA vẫn chưa chặt chẽ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng.
- Biết cách thức, hình thức và thủ đoạn, vậy thì lực lượng chức năng đã có những biện pháp gì để đấu tranh có hiệu quả?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Một là quyết định 254/2006/QĐ-TTg qui định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và được sử đổi theo quyết định 139/2009/QĐ-TTg qui định cho cư dân biên giới được mua hàng mức 2 triệu, cũng cần phải qui định rõ là hàng hóa đó phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Sở Thương mại Lạng Sơn trước đây đã có văn bản gửi về các đơn vị chức năng, thậm chí đã thảo cả mẫu về bảng kê các loại hàng hóa này.
Đơn cử như cư dân biên giới A một ngày một lần không được trao đổi hàng hóa quá 2 triệu thì ở biên giới sẽ có một lực lượng kiểm tra và xác nhận vào đấy thì mới biết đấy là hàng của cư dân biên giới.
Tuy nhiên, trong các quyết định mới lại qui định hàng hóa của cư dân biên giới không phải kiểm tra và như vậy việc không có hóa đơn chứng từ sẽ là lỗ hổng để các đội tượng buôn lậu lợi dụng.
Mặt khác việc không có hóa đơn chứng từ, thì giả dụ một doanh nghiệp nào đó một ngày mua 100 triệu tiền hàng rồi thuê 50 cư dân biên giới sang vác về tự nhiên doanh nghiệp này không mất tiền thuế nhập khẩu, đó cũng là kẽ hở.
Đầu năm 2011 đã có bản thảo đưa về để lấy ý kiến sửa đổi nhưng hiện giờ vẫn chưa xong, còn thông tư 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA cũng đang tranh cãi nhiều do Bộ Tài chính chủ trì cái này, nên cần khẩn trương sửa đổi cơ chế chính sách nếu không sẽ rất khó xử lý được hàng lậu.
- Việc dán tem hợp qui CR đối với các mặt hàng điện, điện tử và đồ chơi trẻ em thì sao thưa ông?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Đây cũng là vấn đề rất phức tạp, nhưng cần phải thấy rằng việc ban hành đó có phù hợp với tình hình chung không và có đi vào đời sống xã hội hay không?
Chúng ta phải thấy thế này, trong công tác tuyên truyền thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và thông tư 21/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện qui chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với mặt hàng thiết bị điện, điện tử lại qui định những người sản xuất kinh doanh hoặc là công dân phải có trách nhiệm tìm hiểu để chấp hành là chưa được.
Vì kinh doanh ở chợ đa số là phụ nữ, ngoài việc chợ búa họ còn phải lo việc nhà cửa gia đình… làm gì có thời gian để đọc báo, xem tivi mà hiểu được.
Hơn nữa là giá của việc giám định quá cao, một cái mẫu giám định mà phải chi vài triệu thì nhiều hộ kinh doanh bán lẻ có bán hết số hàng cũng không đủ bù số tiền giám định.
- Ông có kiến nghị gì để công tác chống buôn lậu phát huy hiệu quả trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Đầu tiên vẫn phải chốt chặt từ phía biên giới, không để hàng lậu lọt qua biên giới đã. Còn trong nội địa, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xây dựng các cơ sở báo tin nhằm nắm rõ các đường dây, tụ điểm để kiểm tra xử lý
Nhưng quan trọng nhất vẫn phải sớm sửa cơ chế chính sách.
Xin cảm ơn ông./.
Đó là những khó khăn được ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn chia sẻ với phóng viên Vietnam+ về công tác chống buôn lậu ở một tỉnh cửa ngõ biên giới.
- Thưa ông, xin ông cho biết tình hình kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hàng lậu tại tỉnh Lạng Sơn được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, việc sản xuất hàng giả, hàng cấm gần như không có vì sản xuất công nghiệp trên địa bàn này chỉ chiếm 14% GDP nên hàng nhập lâụ chủ yếu là từ Trung Quốc hoặc vận chuyển từ các địa bàn khác đến.
Nếu hàng hóa nhập lậu và hàng vi phạm đi cùng hàng nhập lậu thường chỉ đi qua tỉnh chứ ít được tiêu thụ ở Lạng Sơn.
- Vậy công tác chống buôn lậu để không cho hàng lậu đi qua địa bàn để vào sâu trong nội địa được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Có thể thấy, khi làm chặt ở các đường mòn đường tránh thì một mặt họ tìm đường khác để tiếp tục mang vác, ngoài ra còn gian lận thông qua cơ chế chính sách.
Các đối tượng buôn lậu đang lợi dụng luồng xanh, luồng đỏ mà hải quan ưu tiên để tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan thì một vài doanh nghiệp chỉ làm vài ba chuyến để được đưa vào diện này xong là tiến hành gian lận.
Gần đây còn nổi lên một vấn đề là do cơ chế về thông quan sau cửa khẩu, tức là hình thức nhập khẩu chuyển khẩu, tất cả hàng hóa đều được đưa lên tàu từ bên phía Bằng Tường Trung Quốc và kẹp chì niêm phong, đến Ga Yên Viên mới được mở nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng để đưa hàng về gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu.
Việc một số hộ kinh doanh cá thể tự phát hành hóa đơn cũng đang gây khó khăn cho công tác kiểm tra hàng lậu.
Nhiều doanh nghiệp nhận hóa đơn của bên thuế xong rồi là tuồn cho bên ngoài viết, thậm chí hàng chưa về đến biên giới nhưng đã có hóa đơn viết sẵn nên khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì đối tượng đã chìa hóa đơn ra rồi.
Hóa đơn họ bán ra thuộc sở hữu người mua, thậm chí cơ quan công an đến tận địa chỉ ghi trên hóa đơn để điều tra nhưng là địa chỉ ma… cuối cùng vẫn phải trả lại hàng và đây là vấn đề bức xúc nhất, ở một góc độ nào đó đang vô hiệu hóa lực lượng chống buôn lậu.
Bên cạnh đó cơ chế chính sách có nhiều cái chưa chặt chẽ như hàng hóa cho cư dân biên giới theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và hàng hóa vận chuyển trên đường phải có hóa đơn chứng từ theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA vẫn chưa chặt chẽ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng.
- Biết cách thức, hình thức và thủ đoạn, vậy thì lực lượng chức năng đã có những biện pháp gì để đấu tranh có hiệu quả?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Một là quyết định 254/2006/QĐ-TTg qui định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và được sử đổi theo quyết định 139/2009/QĐ-TTg qui định cho cư dân biên giới được mua hàng mức 2 triệu, cũng cần phải qui định rõ là hàng hóa đó phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Sở Thương mại Lạng Sơn trước đây đã có văn bản gửi về các đơn vị chức năng, thậm chí đã thảo cả mẫu về bảng kê các loại hàng hóa này.
Đơn cử như cư dân biên giới A một ngày một lần không được trao đổi hàng hóa quá 2 triệu thì ở biên giới sẽ có một lực lượng kiểm tra và xác nhận vào đấy thì mới biết đấy là hàng của cư dân biên giới.
Tuy nhiên, trong các quyết định mới lại qui định hàng hóa của cư dân biên giới không phải kiểm tra và như vậy việc không có hóa đơn chứng từ sẽ là lỗ hổng để các đội tượng buôn lậu lợi dụng.
Mặt khác việc không có hóa đơn chứng từ, thì giả dụ một doanh nghiệp nào đó một ngày mua 100 triệu tiền hàng rồi thuê 50 cư dân biên giới sang vác về tự nhiên doanh nghiệp này không mất tiền thuế nhập khẩu, đó cũng là kẽ hở.
Đầu năm 2011 đã có bản thảo đưa về để lấy ý kiến sửa đổi nhưng hiện giờ vẫn chưa xong, còn thông tư 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA cũng đang tranh cãi nhiều do Bộ Tài chính chủ trì cái này, nên cần khẩn trương sửa đổi cơ chế chính sách nếu không sẽ rất khó xử lý được hàng lậu.
- Việc dán tem hợp qui CR đối với các mặt hàng điện, điện tử và đồ chơi trẻ em thì sao thưa ông?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Đây cũng là vấn đề rất phức tạp, nhưng cần phải thấy rằng việc ban hành đó có phù hợp với tình hình chung không và có đi vào đời sống xã hội hay không?
Chúng ta phải thấy thế này, trong công tác tuyên truyền thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và thông tư 21/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện qui chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với mặt hàng thiết bị điện, điện tử lại qui định những người sản xuất kinh doanh hoặc là công dân phải có trách nhiệm tìm hiểu để chấp hành là chưa được.
Vì kinh doanh ở chợ đa số là phụ nữ, ngoài việc chợ búa họ còn phải lo việc nhà cửa gia đình… làm gì có thời gian để đọc báo, xem tivi mà hiểu được.
Hơn nữa là giá của việc giám định quá cao, một cái mẫu giám định mà phải chi vài triệu thì nhiều hộ kinh doanh bán lẻ có bán hết số hàng cũng không đủ bù số tiền giám định.
- Ông có kiến nghị gì để công tác chống buôn lậu phát huy hiệu quả trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Thắng Lợi: Đầu tiên vẫn phải chốt chặt từ phía biên giới, không để hàng lậu lọt qua biên giới đã. Còn trong nội địa, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xây dựng các cơ sở báo tin nhằm nắm rõ các đường dây, tụ điểm để kiểm tra xử lý
Nhưng quan trọng nhất vẫn phải sớm sửa cơ chế chính sách.
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)