Ông Kuroda cho rằng khu vực này cần "không chỉ một hiệp hội một số nước thànhviên mà cần một hiệp hội của các nước thành viên với một cơ quan thư ký mạnh."
Ông đã đề cập đến EC và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) như những ví dụ vềnhững cơ quan có tính bao quát như vậy.
Đề cập đến các cơ quan, diễn đàn như Hộinghị thượng đỉnh Đông Á và khung ASEAN+3, ông Kuroda nói: "Tôi vẫn cho rằngchâu Á khá đa dạng và tương đối lớn, vì vậy, ở giai đoạn này, rất khó theo đuổimô hình châu Âu ở châu Á. Chúng ta cần cho phép phối hợp các tổ chức và diễnđàn. Chúng ta phải duy trì mức linh hoạt đáng kể để đối phó với nhiều thách thứcđã xuất hiện và sẽ xuất hiện trong những năm tới."
Đối với châu Á hiện nay, ôngKuroda cho rằng "kiểu tiếp cận linh hoạt này hoặc tiếp cận nhiều mặt, nhiều tốcđộ là cách tiếp cận thực tế nhất." Hiện chỉ ASEAN có ban thư ký riêng và ôngKuroda cho rằng cơ quan này quá nhỏ để có thể bao quát toàn bộ khu vực.
Theo ôngKuroda, nếu thành lập cơ quan thư ký, châu Á cần nguồn dự trữ nhân lực và tàichính phong phú, do đó sẽ cần các chính phủ chia sẻ gánh nặng này. Ông nói:"Nhiều nhân viên có khả năng, năng lực và tận tụy sẽ được tuyển dụng... là mộtthách thực thực sự đối với các nước châu Á. Chính phủ các nước cần đóng góp vềnguồn nhân lực và tài chính"./.