Vietnam+ giới thiệu toàn văn thông báo của Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM+) về những phát triển trong quan hệ quốc phòng ASEAN.
Thưa quý vị Bộ trưởng Quốc phòng và đại diện Bộ trưởng Quốc phòng!
Các nước thành viên ASEAN đang tăng cường hợp tác và hội nhập để xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
Hiến chương ASEAN đã có hiệu lực, mở ra một thời kỳ mới trong hợp tác khu vực và góp phần thúc đẩy xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh vào năm 2015 với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. ASEAN cũng đang tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài khu vực để tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển.
Thực hiện kế hoạch xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh, ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về chính trị-an ninh, đã thiết lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, tích cực phát huy các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); thúc đẩy Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và các nỗ lực hợp tác bảo đảm an ninh khu vực, nhất là đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Kết quả tiến trình hợp tác toàn diện trong ASEAN đạt được trong những năm qua đã và đang là động lực và là nền tảng thúc đẩy hợp tác quốc phòng-quân sự ASEAN, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Trong những năm qua, ASEAN tiếp tục duy trì các kênh đối thoại, tương tác và hợp tác quốc phòng-quân sự hàng năm và định kỳ, làm cơ sở để thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN hướng vào các lĩnh vực thiết thực và nâng cao hiệu quả hợp tác.
Thưa quý vị,
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) được thiết lập vào năm 2006. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác về quốc phòng-an ninh cao nhất ở cấp Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN. Sau bốn năm được thành lập, ADMM đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong nỗ lực xây dựng lòng tin, củng cố đoàn kết, thúc đẩy hợp tác quốc phòng trên nhiều lĩnh vực.
Hàng năm, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã tiến hành trao đổi đánh giá tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, ADMM tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác trên thực tế giữa các lực lượng vũ trang ASEAN trong các lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Tài liệu khái niệm về “Sử dụng nguồn lực quân sự ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa,” Tài liệu khái niệm về “Hợp tác giữa các cơ sở quốc phòng và các tổ chức xã hội dân sự ASEAN về an ninh phi truyền thống” đã được Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN thông qua.
ADMM-4 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5/2010 tiếp tục khẳng định thúc đẩy xây dựng lộ trình tiếp theo và triển khai các sáng kiến này cũng như ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng về hợp tác công nghiệp quốc phòng ASEAN.
Ngoài ra, ADMM-4 cũng đã hoàn tất các cơ sở pháp lý để thiết lập ADMM+ làm cơ sở cho sự hợp tác của ADMM với các đối tác quan trọng nhằm chia sẻ và kết hợp nguồn lực đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh, góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực cũng như hỗ trợ cho xây dựng cộng đồng ASEAN.
Trong khuôn khổ ADMM, ngoài các hội nghị làm công tác chuẩn bị cho ADMM như Hội nghị Nhóm làm việc và Hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN, thì Mạng lưới Kênh II của các Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ASEAN (NADI) cũng đã được thành lập năm 2007 nhằm hỗ trợ cho tiến trình ADMM.
NADI là một kênh trao đổi giữa các học giả, nhà nghiên cứu các nước ASEAN về các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh và đưa ra các khuyến nghị lên ADMM.
Ngoài ra, NADI còn tăng cường và thúc đẩy quan hệ nghiên cứu quốc phòng giữa các nước ASEAN. NADI-3 được tổ chức tháng 4/2010 tại Việt Nam đã đưa ra đánh giá các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực và khuyến nghị tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự.
Bên cạnh kênh hợp tác quốc phòng, kênh hợp tác quân sự cũng được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau. Tư lệnh Quốc phòng, Tư lệnh Lục quân, Hải quân, Không quân các nước ASEAN cũng gặp nhau trong các hội nghị được tổ chức hàng năm hoặc định kỳ như Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (từ năm 2001), Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN (từ năm 2000), Tương tác Hải quân ASEAN (từ năm 2001) và Hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN (từ năm 2004).
Bên cạnh đó còn có cuộc họp hàng năm của Những người đứng đầu Tình báo quân đội các nước ASEAN . Sự phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực quân sự đã góp phần tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình đoàn kết hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang ASEAN.
Trước bối cảnh khu vực đang phải đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng tăng và phức tạp, các hội nghị quân sự cũng đang từng bước tập trung nỗ lực để đối phó hiệu quả với các thách thức này.
Nghị quyết Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 được tổ chức tháng 3/2010 đã chỉ rõ, quân đội các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác để đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm, an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, buôn người, buôn lậu vũ khí và cướp biển.
Các tư lệnh cũng nhất trí xem xét xây dựng cơ chế cho hoạt động hợp tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Hội nghị đã thông qua kế hoạch hoạt động hai năm bao gồm các hội nghị quân sự hàng năm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực an ninh biển, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, các hoạt động giao lưu quân sự giữa quân đội các nước ASEAN.
Theo kế hoạch này, Hội nghị những người đứng đầu Quân y ASEAN và Diễn tập sa bàn về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa sẽ lần đầu tiên được tổ chức trong năm 2011.
Các quyết định của Hội nghị đóng vai trò quan trọng, định hướng cho các hoạt động hợp tác thiết thực và hiệu quả giữa quân đội các nước ASEAN trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có các hoạt động như giao lưu sỹ quan trẻ Lục quân, Không quân, Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN và các hoạt động giao lưu thể thao khác.
Ngoài các khuôn khổ hợp tác đa phương, quân đội các nước ASEAN còn có nhiều hoạt động tăng cường hợp tác quốc phòng và quân sự song phương giữa các quốc gia thành viên như trao đổi đoàn các cấp, trao đổi học viên quân sự, thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân, tuần tra chung trên bộ, trên biển, diễn tập tìm kiếm cứu nạn...
Thưa quý vị,
Trong hợp tác với các nước ngoài khu vực, ASEAN đã tăng cường hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thông qua Hội nghị chính sách An ninh ARF, Đối thoại các quan chức quốc phòng ARF và Hội nghị Những người đứng đầu các Học viện Quốc phòng các nước ARF. Sự tham gia của các quan chức quốc phòng trong diễn đàn ARF ngày càng được coi trọng, đóng góp và bổ sung rất tích cực cho diễn đàn này.
Trong năm Chủ tịch ARF, Việt Nam đã tổ chức 04 Đối thoại quan chức quốc phòng và Hội nghị Chính sách an ninh khu vực ARF.
Tại các hội nghị này, các bên đã trao đổi rộng rãi về các vấn đề an ninh khu vực, đánh giá vai trò của các tổ chức quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực và đề xuất các định hướng về hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ARF, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, ngoài ra các nước ASEAN cũng tham gia đối thoại quốc phòng với Trung Quốc, Nhật Bản nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN với từng nước đối tác.
Năm 2010, hợp tác quốc phòng của ASEAN với các nước đối tác đã có bước phát triển mới với việc thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác cao nhất về quốc phòng-an ninh giữa ASEAN với các nước đối tác nhằm tăng cường đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác thiết thực thông qua chia sẻ và kết hợp nguồn lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhằm đối phó với các thách thức an ninh khu vực.
ADMM+ được kỳ vọng sẽ bổ sung các giá trị mới cho các cơ chế hợp tác quốc phòng hiện nay của ASEAN, qua đó đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển khu vực cũng như quá trình xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Thưa quý vị,
Hợp tác quốc phòng, quân sự giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác đã được triển khai với các hình thức thiết thực, cụ thể, phù hợp với nhu cầu chung của khu vực cũng như điều kiện và năng lực của mỗi quốc gia thành viên. Hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ASEAN tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng tăng cường khả năng và hiệu quả hợp tác. Hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các đối tác chủ chốt có bước phát triển mới với việc hiện thực hoá tiến trình ADMM+.
Những phát triển này đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh khu vực, vì hoà bình, ổn định và phát triển , đồng thời đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng thành công Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung.
Xin cảm ơn!
Thưa quý vị Bộ trưởng Quốc phòng và đại diện Bộ trưởng Quốc phòng!
Các nước thành viên ASEAN đang tăng cường hợp tác và hội nhập để xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
Hiến chương ASEAN đã có hiệu lực, mở ra một thời kỳ mới trong hợp tác khu vực và góp phần thúc đẩy xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh vào năm 2015 với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. ASEAN cũng đang tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài khu vực để tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển.
Thực hiện kế hoạch xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh, ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về chính trị-an ninh, đã thiết lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, tích cực phát huy các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); thúc đẩy Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và các nỗ lực hợp tác bảo đảm an ninh khu vực, nhất là đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Kết quả tiến trình hợp tác toàn diện trong ASEAN đạt được trong những năm qua đã và đang là động lực và là nền tảng thúc đẩy hợp tác quốc phòng-quân sự ASEAN, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Trong những năm qua, ASEAN tiếp tục duy trì các kênh đối thoại, tương tác và hợp tác quốc phòng-quân sự hàng năm và định kỳ, làm cơ sở để thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN hướng vào các lĩnh vực thiết thực và nâng cao hiệu quả hợp tác.
Thưa quý vị,
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) được thiết lập vào năm 2006. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác về quốc phòng-an ninh cao nhất ở cấp Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN. Sau bốn năm được thành lập, ADMM đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong nỗ lực xây dựng lòng tin, củng cố đoàn kết, thúc đẩy hợp tác quốc phòng trên nhiều lĩnh vực.
Hàng năm, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã tiến hành trao đổi đánh giá tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, ADMM tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác trên thực tế giữa các lực lượng vũ trang ASEAN trong các lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Tài liệu khái niệm về “Sử dụng nguồn lực quân sự ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa,” Tài liệu khái niệm về “Hợp tác giữa các cơ sở quốc phòng và các tổ chức xã hội dân sự ASEAN về an ninh phi truyền thống” đã được Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN thông qua.
ADMM-4 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5/2010 tiếp tục khẳng định thúc đẩy xây dựng lộ trình tiếp theo và triển khai các sáng kiến này cũng như ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng về hợp tác công nghiệp quốc phòng ASEAN.
Ngoài ra, ADMM-4 cũng đã hoàn tất các cơ sở pháp lý để thiết lập ADMM+ làm cơ sở cho sự hợp tác của ADMM với các đối tác quan trọng nhằm chia sẻ và kết hợp nguồn lực đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh, góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực cũng như hỗ trợ cho xây dựng cộng đồng ASEAN.
Trong khuôn khổ ADMM, ngoài các hội nghị làm công tác chuẩn bị cho ADMM như Hội nghị Nhóm làm việc và Hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN, thì Mạng lưới Kênh II của các Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ASEAN (NADI) cũng đã được thành lập năm 2007 nhằm hỗ trợ cho tiến trình ADMM.
NADI là một kênh trao đổi giữa các học giả, nhà nghiên cứu các nước ASEAN về các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh và đưa ra các khuyến nghị lên ADMM.
Ngoài ra, NADI còn tăng cường và thúc đẩy quan hệ nghiên cứu quốc phòng giữa các nước ASEAN. NADI-3 được tổ chức tháng 4/2010 tại Việt Nam đã đưa ra đánh giá các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực và khuyến nghị tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự.
Bên cạnh kênh hợp tác quốc phòng, kênh hợp tác quân sự cũng được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau. Tư lệnh Quốc phòng, Tư lệnh Lục quân, Hải quân, Không quân các nước ASEAN cũng gặp nhau trong các hội nghị được tổ chức hàng năm hoặc định kỳ như Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (từ năm 2001), Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN (từ năm 2000), Tương tác Hải quân ASEAN (từ năm 2001) và Hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN (từ năm 2004).
Bên cạnh đó còn có cuộc họp hàng năm của Những người đứng đầu Tình báo quân đội các nước ASEAN . Sự phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực quân sự đã góp phần tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình đoàn kết hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang ASEAN.
Trước bối cảnh khu vực đang phải đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng tăng và phức tạp, các hội nghị quân sự cũng đang từng bước tập trung nỗ lực để đối phó hiệu quả với các thách thức này.
Nghị quyết Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 được tổ chức tháng 3/2010 đã chỉ rõ, quân đội các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác để đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm, an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, buôn người, buôn lậu vũ khí và cướp biển.
Các tư lệnh cũng nhất trí xem xét xây dựng cơ chế cho hoạt động hợp tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Hội nghị đã thông qua kế hoạch hoạt động hai năm bao gồm các hội nghị quân sự hàng năm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực an ninh biển, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, các hoạt động giao lưu quân sự giữa quân đội các nước ASEAN.
Theo kế hoạch này, Hội nghị những người đứng đầu Quân y ASEAN và Diễn tập sa bàn về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa sẽ lần đầu tiên được tổ chức trong năm 2011.
Các quyết định của Hội nghị đóng vai trò quan trọng, định hướng cho các hoạt động hợp tác thiết thực và hiệu quả giữa quân đội các nước ASEAN trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có các hoạt động như giao lưu sỹ quan trẻ Lục quân, Không quân, Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN và các hoạt động giao lưu thể thao khác.
Ngoài các khuôn khổ hợp tác đa phương, quân đội các nước ASEAN còn có nhiều hoạt động tăng cường hợp tác quốc phòng và quân sự song phương giữa các quốc gia thành viên như trao đổi đoàn các cấp, trao đổi học viên quân sự, thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân, tuần tra chung trên bộ, trên biển, diễn tập tìm kiếm cứu nạn...
Thưa quý vị,
Trong hợp tác với các nước ngoài khu vực, ASEAN đã tăng cường hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thông qua Hội nghị chính sách An ninh ARF, Đối thoại các quan chức quốc phòng ARF và Hội nghị Những người đứng đầu các Học viện Quốc phòng các nước ARF. Sự tham gia của các quan chức quốc phòng trong diễn đàn ARF ngày càng được coi trọng, đóng góp và bổ sung rất tích cực cho diễn đàn này.
Trong năm Chủ tịch ARF, Việt Nam đã tổ chức 04 Đối thoại quan chức quốc phòng và Hội nghị Chính sách an ninh khu vực ARF.
Tại các hội nghị này, các bên đã trao đổi rộng rãi về các vấn đề an ninh khu vực, đánh giá vai trò của các tổ chức quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực và đề xuất các định hướng về hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ARF, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, ngoài ra các nước ASEAN cũng tham gia đối thoại quốc phòng với Trung Quốc, Nhật Bản nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN với từng nước đối tác.
Năm 2010, hợp tác quốc phòng của ASEAN với các nước đối tác đã có bước phát triển mới với việc thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác cao nhất về quốc phòng-an ninh giữa ASEAN với các nước đối tác nhằm tăng cường đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác thiết thực thông qua chia sẻ và kết hợp nguồn lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhằm đối phó với các thách thức an ninh khu vực.
ADMM+ được kỳ vọng sẽ bổ sung các giá trị mới cho các cơ chế hợp tác quốc phòng hiện nay của ASEAN, qua đó đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển khu vực cũng như quá trình xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Thưa quý vị,
Hợp tác quốc phòng, quân sự giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác đã được triển khai với các hình thức thiết thực, cụ thể, phù hợp với nhu cầu chung của khu vực cũng như điều kiện và năng lực của mỗi quốc gia thành viên. Hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ASEAN tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng tăng cường khả năng và hiệu quả hợp tác. Hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các đối tác chủ chốt có bước phát triển mới với việc hiện thực hoá tiến trình ADMM+.
Những phát triển này đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh khu vực, vì hoà bình, ổn định và phát triển , đồng thời đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng thành công Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung.
Xin cảm ơn!
(TTXVN/Vietnam+)