Xu hướng tăng giảm trái chiều tiếp tục duy trì tại thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch thứ hai liên tiếp vào ngày 17/7, khi phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke dự kiến bắt đầu vào cuối ngày vẫn thu hút sự quan tâm chính của giới đầu tư.
Thêm vào đó, hoạt động bán ra chốt lời sau hai ngày tăng điểm mạnh cũng tác động tới diễn biến của thị trường cổ phiếu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã thoát khỏi đà giảm điểm vào đầu phiên để bật trở lại với mức tăng khiêm tốn 15,92 điểm, tương đương 0,11%, lên 14.615,04 điểm, do đồng USD đã lên giá so với đồng yen của Nhật Bản, bất chấp tâm lý dè chừng của giới đầu tư trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21/7 tới.
Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 21,13 điểm (1,13%), lên 1.887,49 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia gần như đi ngang khi hạ nhẹ 4,3 điểm, xuống còn 4.981,7 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng biến động theo hai hướng ngược chiều nhau.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 59,49 điểm (0,28%), lên 21.371,87 điểm, song chỉ số Shanghai Composite của thượng Hải lại mất 20,80 điểm (1%), xuống 2.044,92 điểm.
Bên cạnh bài phát biểu của chủ tịch Fed về hướng đi tiếp theo của thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ đối với các biện pháp kích thích kinh tế hiện hành, các nhà đầu tư cũng đang rất quan tâm tới Hội nghị các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/7 tại Mátxcơva (Nga), tại đây, các vấn đề như chính sách tiền tệ của Mỹ cũng sẽ được thảo luận.
Đêm trước (16/7), chứng khoán Mỹ lại quay đầu đi xuống, chấm dứt chuỗi ba ngày tăng điểm liên tiếp, do giới đầu tư tập trung chờ đợi diễn biến phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Ben Bernanke để biết được kế hoạch tiếp theo của ngân hàng này đối với chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 32,41 điểm, tương đương 0,21%, xuống còn 15.451,85 điểm. chỉ số S&P 500 cũng hạ 6,24 điểm (0,37%), xuống còn 1.676,26 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq mất 8,99 điểm (0,25%), đóng cửa ở mức 3.598,50 điểm.
Tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước khi Chủ tịch Fed Bernanke thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ không chỉ là nguyên nhân duy nhất khiến Phố Wall rơi vào "sắc đỏ" trong phiên giao dịch 16/7 này.
Một loạt các số liệu kinh tế trái chiều, cũng như báo cáo lợi nhuận đan xen của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 2/2013 cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, giá tiêu dùng của nước này đã bật tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 6/2013, chủ yếu do giá xăng tăng cao.
Sản lượng công nghiệp của Mỹ cũng gia tăng trong tháng Sáu vừa qua, song giới phân tích đánh giá rằng kết quả này vẫn chưa phải quá khả quan nếu đem so sánh với cùng kỳ hàng năm.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đảo chiều giảm điểm, do những lo ngại về kết quả mùa công bố lợi nhuận quý 2/2013 của các doanh nghiệp đã khiến giới đầu tư đổ xô bán tháo chốt lời.
Đáng chú ý là giá cổ phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ (The Swedish bank) đã giảm 3,9% trong phiên này, sau khi công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng trong quý 2 vừa qua.
Kết thúc phiên giao dịch 16/7, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,45%, xuống còn 6.556,35 điểm.
Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng lùi 0,71%, xuống 3.851,03 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 hạ 0,41%, đóng cửa ở mức 8.201,05 điểm./.
Thêm vào đó, hoạt động bán ra chốt lời sau hai ngày tăng điểm mạnh cũng tác động tới diễn biến của thị trường cổ phiếu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã thoát khỏi đà giảm điểm vào đầu phiên để bật trở lại với mức tăng khiêm tốn 15,92 điểm, tương đương 0,11%, lên 14.615,04 điểm, do đồng USD đã lên giá so với đồng yen của Nhật Bản, bất chấp tâm lý dè chừng của giới đầu tư trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21/7 tới.
Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 21,13 điểm (1,13%), lên 1.887,49 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia gần như đi ngang khi hạ nhẹ 4,3 điểm, xuống còn 4.981,7 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng biến động theo hai hướng ngược chiều nhau.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 59,49 điểm (0,28%), lên 21.371,87 điểm, song chỉ số Shanghai Composite của thượng Hải lại mất 20,80 điểm (1%), xuống 2.044,92 điểm.
Bên cạnh bài phát biểu của chủ tịch Fed về hướng đi tiếp theo của thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ đối với các biện pháp kích thích kinh tế hiện hành, các nhà đầu tư cũng đang rất quan tâm tới Hội nghị các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/7 tại Mátxcơva (Nga), tại đây, các vấn đề như chính sách tiền tệ của Mỹ cũng sẽ được thảo luận.
Đêm trước (16/7), chứng khoán Mỹ lại quay đầu đi xuống, chấm dứt chuỗi ba ngày tăng điểm liên tiếp, do giới đầu tư tập trung chờ đợi diễn biến phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Ben Bernanke để biết được kế hoạch tiếp theo của ngân hàng này đối với chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 32,41 điểm, tương đương 0,21%, xuống còn 15.451,85 điểm. chỉ số S&P 500 cũng hạ 6,24 điểm (0,37%), xuống còn 1.676,26 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq mất 8,99 điểm (0,25%), đóng cửa ở mức 3.598,50 điểm.
Tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước khi Chủ tịch Fed Bernanke thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ không chỉ là nguyên nhân duy nhất khiến Phố Wall rơi vào "sắc đỏ" trong phiên giao dịch 16/7 này.
Một loạt các số liệu kinh tế trái chiều, cũng như báo cáo lợi nhuận đan xen của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 2/2013 cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, giá tiêu dùng của nước này đã bật tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 6/2013, chủ yếu do giá xăng tăng cao.
Sản lượng công nghiệp của Mỹ cũng gia tăng trong tháng Sáu vừa qua, song giới phân tích đánh giá rằng kết quả này vẫn chưa phải quá khả quan nếu đem so sánh với cùng kỳ hàng năm.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đảo chiều giảm điểm, do những lo ngại về kết quả mùa công bố lợi nhuận quý 2/2013 của các doanh nghiệp đã khiến giới đầu tư đổ xô bán tháo chốt lời.
Đáng chú ý là giá cổ phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ (The Swedish bank) đã giảm 3,9% trong phiên này, sau khi công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng trong quý 2 vừa qua.
Kết thúc phiên giao dịch 16/7, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,45%, xuống còn 6.556,35 điểm.
Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng lùi 0,71%, xuống 3.851,03 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 hạ 0,41%, đóng cửa ở mức 8.201,05 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)