Trong thời gian qua, cái tên “Carrier IQ” bỗng trở nên phổ biến trên khắp các mặt báo, sau khi công ty phần mềm này bị tố đã phát triển loại ứng dụng ngầm theo dõi người dùng được cài trên hàng triệu mẫu smartphone khác nhau, gồm cả thiết bị Android và iPhone.
Trước “tiếng xấu” của Carrier IQ, không ít các nhà mạng và hãng công nghệ đã vội lên tiếng thanh minh, hoặc hoàn toàn chối bỏ sự liên quan đối với công ty phần mềm này, trong đó có thể thấy một dẫn chứng tiêu biểu là tập đoàn Google.
Gần đây, vị Chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt đã khẳng định rằng, họ không hề làm việc hay có hỗ trợ gì đối với Carrier IQ.
Schmidt bày tỏ: “Phần mềm đó là một dạng key-logger, theo dõi và ghi lại thao tác bàn phím của người sử dụng. Do vậy, chắc chắn là chúng tôi không có việc gì để làm với họ, và dứt khoát không có hỗ trợ gì. Android là một nền tảng mã nguồn mở, vậy nên ai đó hoàn toàn có thể lợi dụng hệ điều hành di động của chúng tôi để chèn vào những tính năng bất lợi cho người sử dụng.”
Trước đó, hai nhà mạng AT&T và Sprint đã biện hộ rằng phần mềm của Carrier IQ chỉ được dùng với mục đích giám sát và kiểm tra chất lượng dịch vụ, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ người dùng.
Trong khi đó, cũng vì vụ scandal này mà hiện nay, hàng loạt “đại gia” công nghệ bị người tiêu dùng Mỹ đâm đơn kiện tập thể, gồm Apple, HTC, Samsung, Motorola, AT&T, Sprint, T-Mobile và Carrier IQ.
Hiện trên mạng Internet, mọi người có thể tìm được hướng dẫn chi tiết để biết liệu phần mềm gián điệp nói trên có được cài đặt trên mẫu smartphone của mình hay không./.
Trước “tiếng xấu” của Carrier IQ, không ít các nhà mạng và hãng công nghệ đã vội lên tiếng thanh minh, hoặc hoàn toàn chối bỏ sự liên quan đối với công ty phần mềm này, trong đó có thể thấy một dẫn chứng tiêu biểu là tập đoàn Google.
Gần đây, vị Chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt đã khẳng định rằng, họ không hề làm việc hay có hỗ trợ gì đối với Carrier IQ.
Schmidt bày tỏ: “Phần mềm đó là một dạng key-logger, theo dõi và ghi lại thao tác bàn phím của người sử dụng. Do vậy, chắc chắn là chúng tôi không có việc gì để làm với họ, và dứt khoát không có hỗ trợ gì. Android là một nền tảng mã nguồn mở, vậy nên ai đó hoàn toàn có thể lợi dụng hệ điều hành di động của chúng tôi để chèn vào những tính năng bất lợi cho người sử dụng.”
Trước đó, hai nhà mạng AT&T và Sprint đã biện hộ rằng phần mềm của Carrier IQ chỉ được dùng với mục đích giám sát và kiểm tra chất lượng dịch vụ, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ người dùng.
Trong khi đó, cũng vì vụ scandal này mà hiện nay, hàng loạt “đại gia” công nghệ bị người tiêu dùng Mỹ đâm đơn kiện tập thể, gồm Apple, HTC, Samsung, Motorola, AT&T, Sprint, T-Mobile và Carrier IQ.
Hiện trên mạng Internet, mọi người có thể tìm được hướng dẫn chi tiết để biết liệu phần mềm gián điệp nói trên có được cài đặt trên mẫu smartphone của mình hay không./.
Văn Hưng (Vietnam+)