Cùng đi cóChủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước; Phó Thủ tướng Chínhphủ Vũ Văn Ninh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội, các bộ,ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đã làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh An Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngghi nhận và đánh giá cao thành tích đạt được cũng như tầm quan trọng củamũi nhọn kinh tế nông nghiệp An Giang, góp phần quan trọng vào việc đảmbảo an ninh lương thực quốc gia.
Đánh giá chungviệc thực hiện Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng,sau 5 năm triển khai, ngoài lợi ích kinh tế, Nghị quyết đã tạo dựngkhông khí phấn khởi, tinh thần lao động hăng say của các tầng lớp nhândân với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó, đã tạosự chuyển biến rõ rệt trong nền sản xuất nông nghiệp và đời sống ngườinông dân.
Kết quả này đem lại niềm tin vững chắc để toàn Đảng, toàn dânthực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X trong thời giantới; không ngừng nâng cao đời sống người nông dân đóng góp mạnh mẽ vàophát triển kinh tế của đất nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bày tỏ hài lòng với chất lượng công tác tổ chức sơ kết thựchiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) của An Giang, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc sơ kết thực hiện Nghị quyết có tầm quantrọng đặc biệt nhằm hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, trên cơ sở bài họckinh nghiệm của mình, An Giang tích cực góp ý vào việc sửa đổi, bổ sungNghị quyết, tiếp tục khẳng định quyết tâm không ngừng phát triển diệnmạo khu vực nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững, cải thiện cuộcsống người nông dân.
Lưu ý An Giang về những việc cầntập trung nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tam nông, Chủ tịchQuốc hội đề nghị An Giang làm tốt công tác quy hoạch sản phẩm, quy hoạchsản xuất, phát huy mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, Nhà nước vàngười nông dân. Đi đôi với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nền sản xuất nôngnghiệp theo hướng hiện đại, giá trị cao; đặc biệt, cần chú trọng việc ápdụng khoa học công nghệ trong toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đếnđầu ra cho sản phẩm.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hiệu quả từ thành tựukhoa học trong sản xuất sẽ đảm bảo nâng cao năng suất, tiết kiệm sứclao động cho người nông dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm hơn nữaviệc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là những ngành nghề phụcvụ trực tiếp đời sống, lao động, sản xuất của người nông dân với nhiềuhình thức, kể cả đào tạo tại ruộng, tại nơi sản xuất…góp phần ngăn chặntệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội và cung cấp nguồnlực cho địa phương.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn cấp ủy, chínhquyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa trongphát triển kinh tế - xã hội, tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thànhtích, nhất là việc đạt các chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới.
An Giang là được xem là vựa lúa của cả nước với diện tích sản xuấtnông nghiệp chiếm khoảng 80% (297.000ha) và trên 63% dân số là laođộng nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa (X), cơcấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến tích cực. GDP bình quân đầu ngườiước năm 2013 đạt hơn 36 triệu đồng (tăng gần 20 triệu đồng so với năm2008); tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn giai đoạn 2011-2013 tăng16,5% nhờ “bệ đỡ” của nền nông nghiệp.
An Giangcũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước có 100% số xã hoàn thành công táclập đề án và 2 quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, được trung ươngchọn là 1 trong 5 tỉnh làm điểm để tập trung chỉ đạo triển khai. Tỉnhcũng đã huy động xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2013) trên 4.000tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp khoảng 300 tỷ đồng.
Ưu điểm dễ nhận thấy trong thực hiện chương trình quy mô nàytại An Giang là xuất hiện nhiều mô hình hay trong liên kết sản xuất theochuỗi giá trị giữa nông dân và doanh nghiệp. Điển hình như mô hình“Cánh đồng mẫu lớn ” với 9 doanh nghiệp tham gia. Đây được xem là môhình thành công nhất trong các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ củacác doanh nghiệp đang thực hiện trên địa bàn.
Diện tích ứng dụng theo môhình này ngày càng được nhân rộng từ 6.650ha năm 2011 đến 2013 đạt 32.000-40.000ha. Kết quả nổi bật mà mô hình này mang lại là giúp nông dân giảmgiá thành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nông dâncó quyền tự quyết về thời điểm, giá cả bán sản phẩm do mình làm ra.
“Cánh đồng mẫu lớn” cũng đã khuyến khích nảy sinh thêm mối liên kếttham gia vào từng khâu sản xuất, tạo việc làm cho các tổ hợp tác, hợptác xã. Song, khó khăn khi áp dụng mô hình này ở An Giang là từkhi hình thành đến nay, do chưa được hưởng bất kỳ chính sách nào nênkhả năng nhân rộng “Cánh đồng mẫu lớn” là rất khó khăn.
Quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), thực hiệnxây dựng nông thôn mới ở An Giang cũng bộc lộ khá nhiều bất cập: Sảnxuất nông nghiệp tiếp tục phát triển nhưng thiếu ổn định, bền vững;năng suất, sản lượng không ngừng nâng lên nhưng giá thành sản xuất còncao; ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ, mẫu mã, sức cạnhtranh kém; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phứctạp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nhìn chung thấp, chất lượng chưacao; nông thôn tuy phát triển nhưng còn nhiều tiêu chí chưa đạt, đờisống người dân còn khó khăn.
Kiến nghị Trung ươngsửa đổi, bổ sung những văn bản liên quan đến chính sách đối với “Cánhđồng mẫu lớn”, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh đề nghịTrung ương xem xét, miễn 100% tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đíchsử dụng từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp phục vụ xây dựng cụm dịch vụlúa gạo đồng bộ; hỗ trợ 100% chi phí lưu kho tại doanh nghiệp cho ngườinông dân (ít nhất 3 tháng) để chờ thời điểm giá tốt của thị trường; xâydựng Quỹ bình ổn giá lúa hoặc nông sản, thủy sản để điều phối hàng hóa…
Góp ý với An Giang để nâng cao hơn nữa đời sốngngười nông dân, các thành viên của Ban Chỉ đạo của Trung ương đề nghịtỉnh cần lưu ý tầm nhìn xa trong chương trình phát triển nông nghiệp,nông dân và nông thôn, trong đó có tính đến việc ứng phó với biến đổikhí hậu, giải phóng sức sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.
Về“Cánh đồng mẫu lớn,” Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CaoĐức Phát cho biết, Chính phủ đã nghiên cứu, tổng kết và chuẩn bị banhành chính sách khuyến khích đặc biệt để xây dựng mô hình này với nhiềuloại hình cây trồng, vật nuôi, áp dụng trên toàn quốc.
Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng và Đoàn công tác đã đến thăm dây chuyền công nghệ thu gom, dự trữ,chế biến, sản xuất, đóng gói lúa gạo tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viênLương thực Thoại Sơn (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang), thuộcCông ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.
Đây là đơn vị thực hiện “Cánhđồng mẫu lớn” với mô hình chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệpbền vững giữa người nông dân và doanh nghiệp theo quy trình khép kín.Người nông dân được hỗ trợ về giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch,lưu kho, dịch vụ nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ nông sản, qua đó đãcơ bản giải quyết được bài toán “trúng mùa, rớt giá”, tạo ra hướng pháttriển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàncông tác cũng đã thăm và làm việc với cấp ủy, chính quyền và gặp gỡnhững nông dân tiêu biểu huyện Thoại Sơn.
Tại đây, Chủ tịch Quốc hộiđánh giá cao mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và ngườinông dân đang được triển khai trên địa bàn, đề nghị, tỉnh và huyện cầnchú trọng hơn nữa đến việc chuyển đổi diện tích nông nghiệp để nhân rộngmô hình hiệu quả này /.