Mới bắt đầu vào tháng Ba nhưng những thông tin về tình trạng khan hiếm điện được thông báo thường xuyên khiến cho nhiều người dân lo lắng. Không để “nước đến chân mới nhảy,” nhiều gia đình ở Nghệ An đã tìm mua máy phát điện.
Hơn 7 giờ sáng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Thảo - chuyên bán sỉ và lẻ ắcquy và máy kích điện trên đường Trần Phú, thành phố Vinh, đã chật cứng người đến mua hàng. Hiện tượng này đã diễn ra suốt gần một tháng nay kể từ khi các thông báo về cắt điện bắt đầu “rò rỉ.” Người mua hàng phần thì lo sợ mất điện, phần thì sợ giá tăng nhanh nên ai nấy đều tranh thủ đi mua hàng.
Vợ chồng chị Nguyễn Thu Loan ở khối 3, phường Cửa Nam, thành phố Vinh có cháu nhỏ hơn 1 tuổi. Năm ngoái, mất điện thường xuyên, việc nấu cháo và nước dùng sinh hoạt cho cháu nhỏ đều phải nấu bằng bếp gas. Năm nay, vợ chồng quyết định mua chiếc máy phát kích điện để dùng.
Đây là loại máy có thể biến dòng điện một chiều 12V từ bình acquy thành dòng điện xoay chiều 220V. Loại máy này linh kiện của Mexico, vỏ bọc của Đài Loan (Trung Quốc) được lắp ráp tại Việt Nam có kiểu dáng khá đẹp, gọn nhẹ, an toàn cho người sử dụng. Công suất của máy kích điện cũng khá phong phú: 400VA, 600VA, 1000VA có giá từ 1,8 triệu đến 2,7 triệu đồng.
Tương tự, bình acquy cũng có nhiều loại 50Ah, 100Ah, 150Ah, 180Ah có giá dao động từ 700.000 đến gần 2,7 triệu đồng.
Xăng tăng giá cũng không ảnh hưởng đến các cửa hàng buôn bán máy nổ. Chủ cửa hàng Mai Huệ trên đường Quang Trung cho biết: "Gần một tuần nay, ngày nào, cửa hàng cũng bán xấp xỉ từ 50-100 cái."
Khách mua liên tục khiến tôi phải đặt hàng trước từ vài ba tháng và hầu như ngày nào cũng có hàng về. Loại máy được khách hàng ưa thích nhất là dòng máy Honda có xuất xứ từ Nhật, hàng liên doanh Việt-Nhật hoặc hàng Thái.
Ngoài ra, một số nhãn hàng khác như Yamabisy, Elemax, Kipor có xuất xứ từ Nhật, Mỹ, Thái cũng khá hút hàng. Giá của những mặt hàng này chênh lệch từ 10-20 triệu đồng, tùy theo công suất của máy. Máy phát nổ giảm thanh của Nhật cũng rất được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của máy này là có thể đặt ngay trong nhà vì máy nhỏ gọn, lại không phát ra tiếng ồn.
Tuy nhiên, hiện nay loại máy này khá hiếm hàng vì giá của nó khá cao (36 triệu đồng/chiếc loại 2,5kg) nên chỉ khi nào khách có nhu cầu, các cửa hàng mới nhập về. Khách hàng cũng có thể tìm mua loại máy tương tự được sản xuất ở Trung Quốc với giá rẻ hơn một nửa.
Người dân ngày mua càng nhiều, nhiều đại lý, cửa hàng chuyên bán máy kích điện, máy nổ, bình ắcquy cũng theo đó mà tăng giá từ vài trăm ngàn đồng đến 4 triệu đồng/chiếc tùy theo chất lượng sản phẩm.
Theo lý giải của các đại lý, nguyên nhân tăng giá là do giá xăng tăng đồng thời do tỷ giá tiền Việt so với đôla Mỹ và tiền tệ Trung Quốc thay đổi.
Bên cạnh đó, tình trạng các chủ cửa hàng nói giá “ảo” cũng khá nhiều. Như ở đường Quang Trung, cùng một mặt hàng máy phát điện giảm thanh của Trung Quốc nhưng có cửa hàng niêm yết giá 11 triệu nhưng lại có nơi nói thách đến 13 triệu. Vì thế, để tránh không bị mua đắt, khách hàng nên tham khảo giá ở nhiều cửa hàng.
Ngoài ra, người mua cũng không nên “ham” hàng rẻ vì hiện có nhiều chủ cửa hàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách đã trà trộn hàng để đánh lừa khách hàng./.
Hơn 7 giờ sáng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Thảo - chuyên bán sỉ và lẻ ắcquy và máy kích điện trên đường Trần Phú, thành phố Vinh, đã chật cứng người đến mua hàng. Hiện tượng này đã diễn ra suốt gần một tháng nay kể từ khi các thông báo về cắt điện bắt đầu “rò rỉ.” Người mua hàng phần thì lo sợ mất điện, phần thì sợ giá tăng nhanh nên ai nấy đều tranh thủ đi mua hàng.
Vợ chồng chị Nguyễn Thu Loan ở khối 3, phường Cửa Nam, thành phố Vinh có cháu nhỏ hơn 1 tuổi. Năm ngoái, mất điện thường xuyên, việc nấu cháo và nước dùng sinh hoạt cho cháu nhỏ đều phải nấu bằng bếp gas. Năm nay, vợ chồng quyết định mua chiếc máy phát kích điện để dùng.
Đây là loại máy có thể biến dòng điện một chiều 12V từ bình acquy thành dòng điện xoay chiều 220V. Loại máy này linh kiện của Mexico, vỏ bọc của Đài Loan (Trung Quốc) được lắp ráp tại Việt Nam có kiểu dáng khá đẹp, gọn nhẹ, an toàn cho người sử dụng. Công suất của máy kích điện cũng khá phong phú: 400VA, 600VA, 1000VA có giá từ 1,8 triệu đến 2,7 triệu đồng.
Tương tự, bình acquy cũng có nhiều loại 50Ah, 100Ah, 150Ah, 180Ah có giá dao động từ 700.000 đến gần 2,7 triệu đồng.
Xăng tăng giá cũng không ảnh hưởng đến các cửa hàng buôn bán máy nổ. Chủ cửa hàng Mai Huệ trên đường Quang Trung cho biết: "Gần một tuần nay, ngày nào, cửa hàng cũng bán xấp xỉ từ 50-100 cái."
Khách mua liên tục khiến tôi phải đặt hàng trước từ vài ba tháng và hầu như ngày nào cũng có hàng về. Loại máy được khách hàng ưa thích nhất là dòng máy Honda có xuất xứ từ Nhật, hàng liên doanh Việt-Nhật hoặc hàng Thái.
Ngoài ra, một số nhãn hàng khác như Yamabisy, Elemax, Kipor có xuất xứ từ Nhật, Mỹ, Thái cũng khá hút hàng. Giá của những mặt hàng này chênh lệch từ 10-20 triệu đồng, tùy theo công suất của máy. Máy phát nổ giảm thanh của Nhật cũng rất được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của máy này là có thể đặt ngay trong nhà vì máy nhỏ gọn, lại không phát ra tiếng ồn.
Tuy nhiên, hiện nay loại máy này khá hiếm hàng vì giá của nó khá cao (36 triệu đồng/chiếc loại 2,5kg) nên chỉ khi nào khách có nhu cầu, các cửa hàng mới nhập về. Khách hàng cũng có thể tìm mua loại máy tương tự được sản xuất ở Trung Quốc với giá rẻ hơn một nửa.
Người dân ngày mua càng nhiều, nhiều đại lý, cửa hàng chuyên bán máy kích điện, máy nổ, bình ắcquy cũng theo đó mà tăng giá từ vài trăm ngàn đồng đến 4 triệu đồng/chiếc tùy theo chất lượng sản phẩm.
Theo lý giải của các đại lý, nguyên nhân tăng giá là do giá xăng tăng đồng thời do tỷ giá tiền Việt so với đôla Mỹ và tiền tệ Trung Quốc thay đổi.
Bên cạnh đó, tình trạng các chủ cửa hàng nói giá “ảo” cũng khá nhiều. Như ở đường Quang Trung, cùng một mặt hàng máy phát điện giảm thanh của Trung Quốc nhưng có cửa hàng niêm yết giá 11 triệu nhưng lại có nơi nói thách đến 13 triệu. Vì thế, để tránh không bị mua đắt, khách hàng nên tham khảo giá ở nhiều cửa hàng.
Ngoài ra, người mua cũng không nên “ham” hàng rẻ vì hiện có nhiều chủ cửa hàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách đã trà trộn hàng để đánh lừa khách hàng./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)