Chùa Lương: Độc đáo giếng nước từ hàng trăm cối đá và cây đại cổ thụ thế rồng

Trong quần thể di tích Chùa Lương (Nam Định) có giếng nước từ hàng trăm cối đá cổ và cây đại cổ thụ thế rồng bay vô cùng độc đáo. Chùa có kiến trúc truyền thống thế kỷ XVII- XVIII.

vnp_chua luong Nam Dinh 1.jpg
Chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) tên tự là chùa Phúc Lâm, hay còn gọi là Chùa Trăm gian. Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XV (1485- 1500). Thời mới xây dựng, chùa được lợp cỏ, sau lợp ngói. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 2.jpg
Hai cây muỗm trước chùa Lương được công nhận là Cây di sản Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 3.jpg
Từ xưa, chùa Lương đã nổi tiếng nhờ cảnh quan kỳ thú hiếm có ở đất Nam Định. Hàng năm, cứ vào tháng 3, dân làng mở hội “vào đám cầu phúc” (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà). Ngày nay, lễ hội được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba âm lịch.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 4.jpg
Ngày 26/3/1990, chùa Lương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 5.jpg
Nhà nước dành kinh phí trùng tu, bảo dưỡng để giữ gìn di tích. Qua nhiều lần xây dựng và trùng tu chùa Lương ngày càng rộng lớn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 6.jpg
Trước chùa là hồ nước trong xanh, rộng lớn như tấm gương in bóng tam quan, “Thiên thạch đài trụ”, cùng các cây cổ thụ xung quanh càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 7.jpg
Cột lư hương cổ phục vụ các nghi lễ trong các kỳ lễ hội Xuân hàng năm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 8.jpg
Trong khuôn viên chùa có giếng nước vô cùng độc đáo, được quây kín có cửa cho khách vào tham quan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 9.jpg
Thành giếng được tạo thành bởi những chiếc cối đá cổ xếp vòng tròn chồng từng lớp nên nhau. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 10.jpg
Nước giếng trong vắt, tinh khiết, vẫn thường dùng để đồ xôi sửa lễ cúng Phật. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 11.jpg
Giếng cổ đã có từ hàng trăm năm và vẫn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà chùa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 12.jpg
Ông Trần Chính Nghĩa, nhiếp ảnh gia, một người con của quê hương Nam Định cho biết cây đại cổ thụ này thế dáng long chầu, có niên đại đã vài trăm năm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 13.jpg
Cây đại cổ thụ có thế dáng lạ, gốc xẻ làm hai phần và một nửa đã bị cưa do sâu đục thân. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 14.jpg
Dấu ấn thời gian in đậm nét nên thân cây xù xì. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 15.jpg
Ông Trần Chính Nghĩa cho biết qua nhiều lần xây dựng và trùng tu, chùa Lương ngày càng rộng lớn, có quy mô 100 gian, mang phong cách kiến trúc đậm nét nhất của thời nhà Nguyễn thế kỷ XVII và XVIII. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 16.jpg
Không gian chùa gồm Tiền đường, Thượng điện, Hậu điện, nhà tổ, 2 dãy hậu phòng, nhà khách, gác chuông, tam bảo, gác chuông, trước chùa có hồ bán nguyệt… Đặc biệt, hai dãy hàng lang Đông Tây được liên kết lại theo lối giao mái, bắt vần, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 17.jpg
Vật liệu xây tường, lợp mái được dùng là gạch Bát Tràng vuông kích thước là 30cm x 30 cm và ngói ta. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 18.jpg
Nghệ thuật điêu khắc tại chùa Lương cũng rất đặc sắc với những chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thủy, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa, trúc hoa long... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 19.jpg
Tiền đường năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê. Công trình không vươn theo trục dọc (chiều cao) mà phát triển theo trục ngang (chiều rộng) nên có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Kiến trúc thực hiện theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu-là thứ kiến trúc tiêu biểu của hai thế kỷ XVII và XVIII.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 20.jpg
Tượng Phật trong chùa được đặt trên hệ thống cầu sàn, tạo dáng sinh động gần gũi với đời thường. Các pho tượng có kích thước lớn như A Di Đà, tứ vị Bồ tát, Bát vị kim cương, hộ pháp càng thể hiện đậm nét phong cách và tài hoa nghệ thuật. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 21.jpg
Hai dãy hành lang Đông, Tây là nơi lưu giữ một khối lượng lớn văn bia có giá trị về nhiều mặt. Tổng số có gần 40 bia, theo hình thức có thể chia làm hai khối: “Bia vuông tạc tượng, bia tròn ghi công”. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
vnp_chua luong Nam Dinh 22.jpg
Nhiếp ảnh gia người Nam Định Trần Chính Nghĩa giới thiệu hình ảnh chụp chùa Lương vào những năm 80 của thế kỷ trước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục