Các giá trị đo tại trạm quan trắc thuộc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 10/4 so với giá trị từ ngày 1-9/4/201.
Thông báo trên được Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đưa ra, tối 10/4.
Bên cạnh đó, số liệu do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân đo đạc có ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137.
Tuy nhiên, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Như vậy, mặc dù dự báo đám mây phóng xạ mạnh nhất sẽ tới Việt Nam vào cuối 9/4, nhưng đến nay, nồng độ phóng xạ trong không khí vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Ngoài ra, số liệu quan trắc hạt nhân phóng xạ của các trạm thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng cho hay, trong ngày 7-8/4 chưa có sự thay đổi đột biến nào.
Trạm JPP38 đặt tại Nhật Bản gần nhà máy Fukushima I vẫn phát hiện thấy I-131 và Cs-137 với nồng độ khoảng vài nghìn mBq/m3 và nhiều hạt nhân phóng xạ khác. Trạm JPP37 đặt tại đảo Okinawa vẫn phát hiện được I-131 và Cs-137 khoảng một vài trăm mBq/m3.
“Điều này cho thấy rằng rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng của nhà máy Fukushima I có thể vẫn đang tiếp tục xảy ra,” báo cáo của CTBTO đưa ra nhận định.
Tại Đông Nam Á, trạm quan trắc PHP52 ở Phillipines ghi nhận được I-131, Cs-137 nhưng với nồng độ rất thấp. Trạm MYP42 đặt tại Malaysia không phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ./.
Thông báo trên được Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đưa ra, tối 10/4.
Bên cạnh đó, số liệu do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân đo đạc có ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137.
Tuy nhiên, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Như vậy, mặc dù dự báo đám mây phóng xạ mạnh nhất sẽ tới Việt Nam vào cuối 9/4, nhưng đến nay, nồng độ phóng xạ trong không khí vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Ngoài ra, số liệu quan trắc hạt nhân phóng xạ của các trạm thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng cho hay, trong ngày 7-8/4 chưa có sự thay đổi đột biến nào.
Trạm JPP38 đặt tại Nhật Bản gần nhà máy Fukushima I vẫn phát hiện thấy I-131 và Cs-137 với nồng độ khoảng vài nghìn mBq/m3 và nhiều hạt nhân phóng xạ khác. Trạm JPP37 đặt tại đảo Okinawa vẫn phát hiện được I-131 và Cs-137 khoảng một vài trăm mBq/m3.
“Điều này cho thấy rằng rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng của nhà máy Fukushima I có thể vẫn đang tiếp tục xảy ra,” báo cáo của CTBTO đưa ra nhận định.
Tại Đông Nam Á, trạm quan trắc PHP52 ở Phillipines ghi nhận được I-131, Cs-137 nhưng với nồng độ rất thấp. Trạm MYP42 đặt tại Malaysia không phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ./.
Vũ Huy Hùng (Vietnam+)