Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tập đoàn Bảo hiểm Malakoff Médéric (Pháp) tổ chức hội thảo “Xây dựng quỹ hưu trí bổ sung, các đề xuất đối với Việt Nam.”
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết Luật Bảo hiểm xã hội ra đời là cơ sở pháp lý cho thực hiện bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, tạo điều kiện cho người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại như hệ thống bảo hiểm xã hội còn mang tính đơn lẻ; đời sống người nghỉ hưu gặp nhiều khó khăn với mức lương hưu bình quân 3 triệu đồng/tháng không đủ bảo đảm cuộc sống; người lao động tham gia các tập đoàn lớn chưa được hưởng quỹ hưu trí bổ sung do Việt Nam chưa có quỹ này...
Hội thảo đã nghe ý kiến các chuyên gia Pháp trong việc hoạch định chính sách và xây dựng quỹ hưu trí bổ sung; góp một phần ý kiến vào việc xây dựng Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sắp tới và chuẩn bị đến năm 2013 hình thành một số đơn vị thí điểm thực hiện quỹ hưu trí bổ sung.
Các chuyên gia tập đoàn Bảo hiểm Malakoff Médéric chỉ ra rằng quỹ hưu trí bổ sung có vai trò cải thiện mức lương hưu hiện nay của người lao động, khắc phục tính đơn lẻ của hệ thống bảo hiểm xã hội hiện tại, qua đó tạo mối quan hệ gắn bó người lao động với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; góp phần phát triển thị trường vốn, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia trên thế giới khi thiết lập khung khổ pháp lý cho quỹ hưu trí bổ sung đều đi theo một lộ trình nhất định: triển khai thí điểm, thực hiện tự nguyện đối với các doanh nghiệp; thực hiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp...
Các ý kiến tại hội thảo cho rằng việc thiết kế, xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại Việt Nam cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp và bảo đảm hài hòa tương quan với các chính sách khác. Quỹ phải có khả năng duy trì bền vững theo thời gian, có khả năng thích ứng tốt trước mọi biến cố; có khả năng chịu đựng tốt trước các cú sốc về kinh tế, nhân khẩu học.
Hội thảo cũng đặt ra một số vấn đề khi xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại Việt Nam, như việc xác định đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí bổ sung là những ai; vai trò của nhà nước đối với quỹ hưu trí bổ sung như thế nào; có cần thiết quy định mức đóng tối thiểu, tối đa không; mục đích chỉ thực hiện với lương hưu hay cho phép linh hoạt với các mục đích khác; cơ chế quản lý việc đóng-hưởng như thế nào....
Dự kiến, lộ trình xây dựng quỹ hưu trí bổ sung ở Việt Nam sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2012-2015): hình thành khung pháp lý, tổ chức thí điểm đối với một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; giám sát quá trình hoạt động và thực hiện các cải tiến cần thiết để hoàn thiện hệ thống. Giai đoạn 2 (2015-2020) sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý và mở rộng đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung. Giai đoạn 3 (sau 2020) sẽ nghiên cứu chuyển đổi mô hình quỹ hưu trí bổ sung từ hình thức tự nguyện sang hình thức bắt buộc./.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết Luật Bảo hiểm xã hội ra đời là cơ sở pháp lý cho thực hiện bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, tạo điều kiện cho người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại như hệ thống bảo hiểm xã hội còn mang tính đơn lẻ; đời sống người nghỉ hưu gặp nhiều khó khăn với mức lương hưu bình quân 3 triệu đồng/tháng không đủ bảo đảm cuộc sống; người lao động tham gia các tập đoàn lớn chưa được hưởng quỹ hưu trí bổ sung do Việt Nam chưa có quỹ này...
Hội thảo đã nghe ý kiến các chuyên gia Pháp trong việc hoạch định chính sách và xây dựng quỹ hưu trí bổ sung; góp một phần ý kiến vào việc xây dựng Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sắp tới và chuẩn bị đến năm 2013 hình thành một số đơn vị thí điểm thực hiện quỹ hưu trí bổ sung.
Các chuyên gia tập đoàn Bảo hiểm Malakoff Médéric chỉ ra rằng quỹ hưu trí bổ sung có vai trò cải thiện mức lương hưu hiện nay của người lao động, khắc phục tính đơn lẻ của hệ thống bảo hiểm xã hội hiện tại, qua đó tạo mối quan hệ gắn bó người lao động với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; góp phần phát triển thị trường vốn, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia trên thế giới khi thiết lập khung khổ pháp lý cho quỹ hưu trí bổ sung đều đi theo một lộ trình nhất định: triển khai thí điểm, thực hiện tự nguyện đối với các doanh nghiệp; thực hiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp...
Các ý kiến tại hội thảo cho rằng việc thiết kế, xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại Việt Nam cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp và bảo đảm hài hòa tương quan với các chính sách khác. Quỹ phải có khả năng duy trì bền vững theo thời gian, có khả năng thích ứng tốt trước mọi biến cố; có khả năng chịu đựng tốt trước các cú sốc về kinh tế, nhân khẩu học.
Hội thảo cũng đặt ra một số vấn đề khi xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại Việt Nam, như việc xác định đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí bổ sung là những ai; vai trò của nhà nước đối với quỹ hưu trí bổ sung như thế nào; có cần thiết quy định mức đóng tối thiểu, tối đa không; mục đích chỉ thực hiện với lương hưu hay cho phép linh hoạt với các mục đích khác; cơ chế quản lý việc đóng-hưởng như thế nào....
Dự kiến, lộ trình xây dựng quỹ hưu trí bổ sung ở Việt Nam sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2012-2015): hình thành khung pháp lý, tổ chức thí điểm đối với một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; giám sát quá trình hoạt động và thực hiện các cải tiến cần thiết để hoàn thiện hệ thống. Giai đoạn 2 (2015-2020) sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý và mở rộng đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung. Giai đoạn 3 (sau 2020) sẽ nghiên cứu chuyển đổi mô hình quỹ hưu trí bổ sung từ hình thức tự nguyện sang hình thức bắt buộc./.
Phúc Hằng (TTXVN)