Mặc dù thời hạn nộp báo cáo “ba công khai” của các trường đại học về Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hết cách đây một tuần (ngày 15/12/2009) nhưng ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin của Bộ, cho biết vẫn còn thiếu tới 146 trường. Vướng mắc chủ yếu nhất của các trường hiện vẫn là vấn đề "chuẩn đầu ra." Nâng lên đặt xuống... Theo ông Nguyễn Văn Thư, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, để công bố "chuẩn đầu ra," trường phải cân nhắc rất nhiều. “Đã công bố thì phải thực hiện được. Nhưng nếu công bố chuẩn đầu ra đúng với thực lực đào tạo của trường thì có thể xã hội lại không chấp nhận vì cho rằng thấp, còn đưa ra tiêu chuẩn quá cao thì thành hứa hão,” ông Thư chia sẻ. Cũng theo ông Thư, vấn đề khó khăn nhất là ngoại ngữ. Đầu vào của sinh viên khác nhau và thấp, nhất là sinh viên khu vực nông thôn, miền núi. TOEIC (một chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ) ở mức bình thường, chấp nhận được là 500 điểm. Nhưng để đạt tiêu chuẩn này, với đầu vào thấp của sinh viên, thì cần 400-500 tiết dạy. Khi đó, thời lượng dành cho các môn khác sẽ không còn. Vì thế, để có "chuẩn đầu ra" phù hợp, trường phải bàn bạc, suy tính rất nhiều. Khó khăn thứ hai là kỹ năng thực hành của sinh viên kém. Giảng viên có thể dạy về kiến thức nhưng kỹ năng thì phải gắn với điều kiện cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, thực hành, trong khi trường không có. “Vì thế, khẳng định sinh viên ra trường làm được gì là rất khó. Trường đã làm văn bản gửi báo cáo lên Bộ nhưng trên thực tế, có một số tiêu chí chúng tôi vẫn còn đang tranh luận thêm,” ông Thư nói. Tới thời điểm này, Đại học Dân lập Văn Lang (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng chưa xong về "chuẩn đầu ra". Tiến sĩ Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết các phòng ban vẫn đang làm và phải nâng lên đặt xuống để có một chuẩn đúng với năng lực của trường và của doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, quy định "chuẩn đầu ra" sẽ khiến cho một số trường không dám công bố vì tiêu chuẩn thấp. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi chất lượng các trường ngang nhau mà trong hệ thống giáo dục đại học, bao giờ cũng có sự phân loại giữa các nhóm trường.
Nhiều trường xin "khất" Chính những khó khăn trong xây dựng "chuẩn đầu ra" đã khiến nhiều trường phải "khất" mục này trong báo cáo "ba công khai" gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dù là trường hàng đầu Việt Nam về chất lượng đào tạo đại học và không phải lo chuẩn bị chê thấp nhưng trong phần hồ sơ báo cáo, Đại học Ngoại thương vẫn phải để lại phần "chuẩn đầu ra" vì làm không kịp. Theo Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu, sang tháng 1/2010 trường mới hoàn thành. Cũng theo ông Châu, Trung tâm Đảm bảo chất lượng của trường đã bắt tay vào xây dựng "chuẩn đầu ra" từ đầu năm 2009, nghĩa là đã có gần 1 năm chuẩn bị. “Tuy nhiên, để chuẩn có giá trị thực sự thì cần cả quy trình, từ bộ môn lên khoa, khoa lên trường. Trường phải kiểm định lại cho đúng với năng lực đào tạo. Chưa kể tới các buổi hội thảo, khảo sát… Mỗi chuyên ngành lại phải có một chuẩn riêng trong khi trường có rất nhiều chuyên ngành,” ông Châu cho biết. Giống như Đại học Ngoại thương, phải sang đầu năm 2010, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng mới công bố được chuẩn đầu ra. “Chúng tôi phải làm rất cẩn thận, tập trung đầu mối về phòng đào tạo, sau đó lãnh đạo trường rà soát lại,” ông Phan Văn Quế, Phó Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội nói. Ông Quế cho rằng, cái khó hiện nay là phải xây dựng chuẩn phù hợp với nhu cầu hiện tại của xã hội. Nếu là chuẩn của cách đây 20 năm thì quá dễ, nhưng xã hội hiện đại với công nghệ thay đổi từng ngày, nhu cầu cũng khác với nhiều chuyên ngành hẹp hơn, đòi hỏi kỹ năng khác nhau thì chuẩn lại khác nhau. “Chúng tôi có 20 chuyên ngành. Trường cũng đang cố gắng làm cụ thể tới mức tối đa có thể và đặt mục tiêu hoàn thành trước 15/1/2010”, ông Quế chia sẻ. Đặt mục tiêu thời hạn xa hơn, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Văn Hiến Nguyễn Dũng cho biết trường cũng đang xây dựng chuẩn và có thể phải sau tháng 1/2010 mới hoàn tất./.
Nhiều trường xin "khất" Chính những khó khăn trong xây dựng "chuẩn đầu ra" đã khiến nhiều trường phải "khất" mục này trong báo cáo "ba công khai" gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dù là trường hàng đầu Việt Nam về chất lượng đào tạo đại học và không phải lo chuẩn bị chê thấp nhưng trong phần hồ sơ báo cáo, Đại học Ngoại thương vẫn phải để lại phần "chuẩn đầu ra" vì làm không kịp. Theo Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu, sang tháng 1/2010 trường mới hoàn thành. Cũng theo ông Châu, Trung tâm Đảm bảo chất lượng của trường đã bắt tay vào xây dựng "chuẩn đầu ra" từ đầu năm 2009, nghĩa là đã có gần 1 năm chuẩn bị. “Tuy nhiên, để chuẩn có giá trị thực sự thì cần cả quy trình, từ bộ môn lên khoa, khoa lên trường. Trường phải kiểm định lại cho đúng với năng lực đào tạo. Chưa kể tới các buổi hội thảo, khảo sát… Mỗi chuyên ngành lại phải có một chuẩn riêng trong khi trường có rất nhiều chuyên ngành,” ông Châu cho biết. Giống như Đại học Ngoại thương, phải sang đầu năm 2010, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng mới công bố được chuẩn đầu ra. “Chúng tôi phải làm rất cẩn thận, tập trung đầu mối về phòng đào tạo, sau đó lãnh đạo trường rà soát lại,” ông Phan Văn Quế, Phó Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội nói. Ông Quế cho rằng, cái khó hiện nay là phải xây dựng chuẩn phù hợp với nhu cầu hiện tại của xã hội. Nếu là chuẩn của cách đây 20 năm thì quá dễ, nhưng xã hội hiện đại với công nghệ thay đổi từng ngày, nhu cầu cũng khác với nhiều chuyên ngành hẹp hơn, đòi hỏi kỹ năng khác nhau thì chuẩn lại khác nhau. “Chúng tôi có 20 chuyên ngành. Trường cũng đang cố gắng làm cụ thể tới mức tối đa có thể và đặt mục tiêu hoàn thành trước 15/1/2010”, ông Quế chia sẻ. Đặt mục tiêu thời hạn xa hơn, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Văn Hiến Nguyễn Dũng cho biết trường cũng đang xây dựng chuẩn và có thể phải sau tháng 1/2010 mới hoàn tất./.
"Bắt các trường công bố chuẩn đầu ra là trái tự nhiên" Theo ông Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường công bố chuẩn đầu ra là trái tự nhiên. Ông Giảng nhấn mạnh: Nếu Bộ cho các trường quyền tự chủ thì không cần Bộ bắt buộc, các trường cũng phải tự công bố vì nếu không công bố, sẽ không có sinh viên theo học, không kêu gọi được sự đầu tư của doanh nghiệp. Khi đó, công bố "chuẩn đầu ra" sẽ là một việc đương nhiên để đảm bảo sự sinh tồn của trường. “Đây là điểm yếu đã tồn tại ở giáo dục Việt Nam từ nhiều năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dùng rất nhiều giải pháp nhưng Bộ đã không bấm trúng nút trên bảng điều khiển điện tử. Nút duy nhất ấy là tự chủ đại học,” ông Giảng nói. |
Phạm Mai (Vietnam+)