Chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên mở cửa ngày 24/9, khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới vấn đề tăng trưởng kinh tế trong lúc theo sát tiến triển trong kế hoạch giải cứu Khu vực đồng euro khỏi khủng hoảng nợ.
Chỉ số MSCI của châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,54%, xuống 2.015,77 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,21 điểm, hay 0,36%, xuống 1.995,16 điểm.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã khởi động các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới trong những tuần gần đây, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thông qua kế hoạch mua trái phiếu của các nước Eurozone đang cần cứu trợ nhằm hạ lãi suất trái phiếu của các nước này.
Tuần trước, các thị trường dao động giữa sự phục hồi nhờ động lực là hành động của các ngân hàng trung ương và sự sụt giảm khi nhà đầu tư chú ý hơn tới các điều kiện kinh tế yếu kém vốn là động cơ cho các kế hoạch kích thích.
Giới phân tích cho rằng điều đang được đặt ra là các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới sẽ làm gì với các công cụ thanh khoản không giới hạn của họ và nước nào sẽ được cứu trợ cũng như khi nào điều này sẽ xảy ra.
Thông tin cuối tuần qua về việc Tây Ban Nha đang xem xét việc đóng băng lương hưu và tăng độ tuổi nghỉ hưu đang làm gia tăng hy vọng nước này sẽ xin cứu trợ, từ đó củng cố lòng tin của thị trường. Mặc dù vậy, không ai có thể nói trước liệu điều này có xảy ra và nếu có thì sẽ là khi nào.
Tây Ban Nha mới đây khẳng định sẽ không cần cứu trợ, ngay cả khi đang có mức thâm hụt ngân sách cao, nợ tăng, hệ thống ngân hàng cần được cứu và nền kinh tế suy thoái sâu.
Một điều chưa có gì chắc chắn là liệu Trung Quốc có nới lỏng chính sách tiền tệ hay không, khi tăng trưởng của nền kinh tế có thể giảm quý thứ 7 liên tiếp.
Theo một quan chức cấp cao, Trung Quốc có kế hoạch thắt chặt chính sách đối với lĩnh vực bất động sản và khả năng phục hồi giá nhà trên toàn quốc vẫn không thể xảy ra.
Điều này cho thấy giới chức Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi trói cho thị trường bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế./.
Chỉ số MSCI của châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,54%, xuống 2.015,77 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,21 điểm, hay 0,36%, xuống 1.995,16 điểm.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã khởi động các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới trong những tuần gần đây, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thông qua kế hoạch mua trái phiếu của các nước Eurozone đang cần cứu trợ nhằm hạ lãi suất trái phiếu của các nước này.
Tuần trước, các thị trường dao động giữa sự phục hồi nhờ động lực là hành động của các ngân hàng trung ương và sự sụt giảm khi nhà đầu tư chú ý hơn tới các điều kiện kinh tế yếu kém vốn là động cơ cho các kế hoạch kích thích.
Giới phân tích cho rằng điều đang được đặt ra là các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới sẽ làm gì với các công cụ thanh khoản không giới hạn của họ và nước nào sẽ được cứu trợ cũng như khi nào điều này sẽ xảy ra.
Thông tin cuối tuần qua về việc Tây Ban Nha đang xem xét việc đóng băng lương hưu và tăng độ tuổi nghỉ hưu đang làm gia tăng hy vọng nước này sẽ xin cứu trợ, từ đó củng cố lòng tin của thị trường. Mặc dù vậy, không ai có thể nói trước liệu điều này có xảy ra và nếu có thì sẽ là khi nào.
Tây Ban Nha mới đây khẳng định sẽ không cần cứu trợ, ngay cả khi đang có mức thâm hụt ngân sách cao, nợ tăng, hệ thống ngân hàng cần được cứu và nền kinh tế suy thoái sâu.
Một điều chưa có gì chắc chắn là liệu Trung Quốc có nới lỏng chính sách tiền tệ hay không, khi tăng trưởng của nền kinh tế có thể giảm quý thứ 7 liên tiếp.
Theo một quan chức cấp cao, Trung Quốc có kế hoạch thắt chặt chính sách đối với lĩnh vực bất động sản và khả năng phục hồi giá nhà trên toàn quốc vẫn không thể xảy ra.
Điều này cho thấy giới chức Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi trói cho thị trường bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN)