Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á vẫn đi xuống trong phiên giao dịch ngày 24/5 trong bối cảnh đồng euro lao về mức thấp nhất trong gần 22 tháng qua so với đồng USD sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu không nhất trí được về một kế hoạch nhằm giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Mặc dù hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ) cho thấy sự ủng hộ giữ Hy Lạp ở lại trong khối Eurozone, song những khác biệt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực giữa Đức và Pháp - hai nền kinh tế lớn nhất trong khối, lại cho thấy nguy cơ đổ vỡ của khu vực này.
Trong khi tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng không thể để phí thời gian trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Khu vực Eurozone, thì Thủ tướng Đức Angela Merkel lại phản đối ý tưởng trên.
Giới đầu tư đang mong chờ một một cuộc họp mới qua đó sẽ có quyết định cuối cùng về kế hoạch giữ "con nợ ngập đầu ngập cổ" Hy Lạp ở lại Khu vực Eurozone.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ mong muốn Hy Lạp tiếp tục là một phần của châu Âu song nước này phải tiếp tục tiến hành các cuộc cải cách như đã cam kết và được coi như là một phần của hợp đồng cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Vào tháng tới, Hy Lạp sẽ có một cuộc tổng tuyển cử mà giới phân tích dự đoán có thể phần thắng sẽ thuộc về các đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, những người đã hứa hẹn là sẽ "xé toang" hợp đồng giải cứu Hy Lạp.
Nếu sự kiện này diễn ra, sẽ dẫn đến việc Athens có khả năng phải rời khỏi Khu vực Eurozone, và từ đó các nhà phân tích lo ngại rằng sẽ xảy ra hiệu ứng lan tỏa tới các nền kinh tế đang gặp khó khăn khác như Tây Ban Nha và Italy.
Có vẻ như bà Merkel đang ngày càng bị cô lập và đang phải đối mặt với sức ép thay đổi quan điểm cứng rắn của bà về thuyết kinh tế khắc khổ - nguyên nhân gây ra những làn sóng phản đối trên toàn châu Âu, và nhiều đồng minh của bà, trong đó có cựu Tổng thống Pháp Sarkozy, đã bị loại khỏi bộ máy quyền lực.
Đóng cửa phiên 24/5, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,53% (tương đương giảm 12,46 điểm) xuống 2.350,97 điểm; Australia mất 0,28% (-11,2 điểm) về 4.055,8 điểm; Weighted của Đài Loan giảm 0,32% (-22,86 điểm) xuống 7.124,89 điểm; Hang Seng của Hong Kong lùi 119,79 điểm (-0,64%) xuống 18.666,40 điểm; Chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản và KOSPI của Hàn Quốc là tăng nhẹ, với các mức tăng 6,78 điểm và 0,32./.
Mặc dù hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ) cho thấy sự ủng hộ giữ Hy Lạp ở lại trong khối Eurozone, song những khác biệt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực giữa Đức và Pháp - hai nền kinh tế lớn nhất trong khối, lại cho thấy nguy cơ đổ vỡ của khu vực này.
Trong khi tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng không thể để phí thời gian trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Khu vực Eurozone, thì Thủ tướng Đức Angela Merkel lại phản đối ý tưởng trên.
Giới đầu tư đang mong chờ một một cuộc họp mới qua đó sẽ có quyết định cuối cùng về kế hoạch giữ "con nợ ngập đầu ngập cổ" Hy Lạp ở lại Khu vực Eurozone.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ mong muốn Hy Lạp tiếp tục là một phần của châu Âu song nước này phải tiếp tục tiến hành các cuộc cải cách như đã cam kết và được coi như là một phần của hợp đồng cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Vào tháng tới, Hy Lạp sẽ có một cuộc tổng tuyển cử mà giới phân tích dự đoán có thể phần thắng sẽ thuộc về các đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, những người đã hứa hẹn là sẽ "xé toang" hợp đồng giải cứu Hy Lạp.
Nếu sự kiện này diễn ra, sẽ dẫn đến việc Athens có khả năng phải rời khỏi Khu vực Eurozone, và từ đó các nhà phân tích lo ngại rằng sẽ xảy ra hiệu ứng lan tỏa tới các nền kinh tế đang gặp khó khăn khác như Tây Ban Nha và Italy.
Có vẻ như bà Merkel đang ngày càng bị cô lập và đang phải đối mặt với sức ép thay đổi quan điểm cứng rắn của bà về thuyết kinh tế khắc khổ - nguyên nhân gây ra những làn sóng phản đối trên toàn châu Âu, và nhiều đồng minh của bà, trong đó có cựu Tổng thống Pháp Sarkozy, đã bị loại khỏi bộ máy quyền lực.
Đóng cửa phiên 24/5, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,53% (tương đương giảm 12,46 điểm) xuống 2.350,97 điểm; Australia mất 0,28% (-11,2 điểm) về 4.055,8 điểm; Weighted của Đài Loan giảm 0,32% (-22,86 điểm) xuống 7.124,89 điểm; Hang Seng của Hong Kong lùi 119,79 điểm (-0,64%) xuống 18.666,40 điểm; Chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản và KOSPI của Hàn Quốc là tăng nhẹ, với các mức tăng 6,78 điểm và 0,32./.
Thùy Chi (TTXVN)