Ở phiên giao dịch ngày 13/9, các thị trường chứng khoán châu Á biến động không đồng nhất, trong bối cảnh những quan ngại đang ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã phần nào được “xoa dịu” bằng thông tin tích cực mới đây cho hay Chính phủ Trung Quốc đã đàm phán để mua một lượng lớn trái phiếu Chính phủ Italy.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 80,88 điểm, tương đương 0,95%, lên 8,616.55 điểm, nhờ hoạt động săn lùng chứng khoán giá hời diễn ra sôi nổi cũng như sự phục hồi của đồng euro so với đồng yen.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng 34,2 điểm (0,85%), đóng cửa ở mức 4.072,7 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, trong khi thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ thì thị trường chứng khoán Thượng Hải và Đài Bắc lại đóng cửa với “sắc đỏ.”
Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả hai loại cổ phiếu A và B) mất 26,45 điểm (1,06%) xuống 2.471,30 điểm; còn chỉ số Weight của Đài Bắc cũng giảm 219,20 điểm (2,88%), đóng cửa ở mức 7.391,37 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (12/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall quay đầu đi lên sau khi chứng kiến diễn biến lên xuống thất thường vào giữa phiên, “phớt lờ” những rắc rối xung quanh cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những lo ngại về nguy cơ Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,99 điểm, tương đương 0,63%, đóng cửa ở mức 11.061,12 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 8,04 điểm (0,70%) lên 1.162,27 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 27,10 điểm (1,10%), lên 2.495,09 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của các tập đoàn tài chính như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup đều tăng sau khi trải qua vài phiên mất giá liên tiếp trong thời gian gần đây.
Chuyên gia kinh tế Emma Lawson thuộc ngân hàng National Australia cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Chính phủ Italy về việc mua trái phiếu Chính phủ của nước này.
Thông tin trên đã phần nào trấn an thị trường chứng khoán thế giới và "nới lỏng" tình trạng căng thẳng tại châu Âu, trong bối cảnh bóng đen khủng hoảng nợ đang bao trùm toàn bộ khu vực này.
Bà Lawson lưu ý rằng trong tháng 1/2011, Trung Quốc cũng đã có động thái tương tự là mua trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha.
Cũng trong phiên giao dịch 12/9 ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, “sắc đỏ” lại bao trùm toàn bộ các thị trường chứng khoán chính của châu Âu trước mối lo mang tên “nợ công” của khu vực này.
Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 1,63% xuống 5.129,62 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp giảm mạnh 4,03%, đóng cửa ở mức 2.854,81 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha và chỉ số FTSE Mib của Italy cũng lần lượt 3,89% và 3,41%. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 2,27% và chốt phiên ở mức 5.072,33 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 80,88 điểm, tương đương 0,95%, lên 8,616.55 điểm, nhờ hoạt động săn lùng chứng khoán giá hời diễn ra sôi nổi cũng như sự phục hồi của đồng euro so với đồng yen.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng 34,2 điểm (0,85%), đóng cửa ở mức 4.072,7 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, trong khi thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ thì thị trường chứng khoán Thượng Hải và Đài Bắc lại đóng cửa với “sắc đỏ.”
Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả hai loại cổ phiếu A và B) mất 26,45 điểm (1,06%) xuống 2.471,30 điểm; còn chỉ số Weight của Đài Bắc cũng giảm 219,20 điểm (2,88%), đóng cửa ở mức 7.391,37 điểm.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (12/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall quay đầu đi lên sau khi chứng kiến diễn biến lên xuống thất thường vào giữa phiên, “phớt lờ” những rắc rối xung quanh cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những lo ngại về nguy cơ Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,99 điểm, tương đương 0,63%, đóng cửa ở mức 11.061,12 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 8,04 điểm (0,70%) lên 1.162,27 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 27,10 điểm (1,10%), lên 2.495,09 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của các tập đoàn tài chính như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup đều tăng sau khi trải qua vài phiên mất giá liên tiếp trong thời gian gần đây.
Chuyên gia kinh tế Emma Lawson thuộc ngân hàng National Australia cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Chính phủ Italy về việc mua trái phiếu Chính phủ của nước này.
Thông tin trên đã phần nào trấn an thị trường chứng khoán thế giới và "nới lỏng" tình trạng căng thẳng tại châu Âu, trong bối cảnh bóng đen khủng hoảng nợ đang bao trùm toàn bộ khu vực này.
Bà Lawson lưu ý rằng trong tháng 1/2011, Trung Quốc cũng đã có động thái tương tự là mua trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha.
Cũng trong phiên giao dịch 12/9 ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, “sắc đỏ” lại bao trùm toàn bộ các thị trường chứng khoán chính của châu Âu trước mối lo mang tên “nợ công” của khu vực này.
Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 1,63% xuống 5.129,62 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp giảm mạnh 4,03%, đóng cửa ở mức 2.854,81 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha và chỉ số FTSE Mib của Italy cũng lần lượt 3,89% và 3,41%. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 2,27% và chốt phiên ở mức 5.072,33 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)