Trái với diễn biến mờ nhạt tại các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên trước, chứng khoán châu Á đã đồng loạt chuyển “sắc xanh” trong phiên giao dịch 5/12, nhờ những hy vọng dù là mong manh vào khả năng các vòng đàm phán của giới lập pháp Mỹ về vấn đề ngân sách sẽ sớm thu được kết quả tích cực nhằm giúp nền kinh tế số 1 thế giới tránh khỏi “vách đá tài chính.”
Thêm vào đó, các số liệu mới đây chứng tỏ sức tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Australia và những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tung ra chương trình nới lỏng tiền tệ mới, cũng góp phần vào đà tăng của các chỉ số chứng khoán châu Á.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 36,38 điểm, tương đương 0,39%, lên 9.468,84 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng ghi thêm 16,8 điểm (0,37%), lên 4.520,4 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng nhẹ 11,86 điểm (0,61%), đóng cửa ở mức 1.947,05 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau lên điểm, thoát khỏi mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua vừa ghi nhận trong phiên trước. Đóng cửa phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt tăng mạnh 56,77 điểm (2,87%) và 470,94 điểm (2,16%), lên 2.031,91 điểm và 22.270,91 điểm.
Theo các số liệu mới công bố, trong quý 3/2012, kinh tế Australia đã tăng trưởng chậm lại ở mức 0,5% so với quý II và 3,1% so với cùng kỳ năm 2011, do tác động tiêu cực từ sức tăng trưởng yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả này vẫn nằm trong dự báo của Chính phủ Australia và đi ngược lại với các dự báo bi quan của nhiều nhà phân tích.
Thông tin này đã góp phần giúp thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc hơn, bất chấp sự bế tắc của các vòng đàm phán về ngân sách tại Washington. Thêm vào đó, việc Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định gia hạn cho Hy Lạp thêm 2 năm nhằm đưa thâm hụt ngân sách của nước này trở về đúng với quy định của khu vực cũng giúp thị trường vững tin hơn vào khả năng Aten sẽ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, qua đó tạo thêm động lực tăng cho các cổ phiếu châu Á.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đêm hôm trước (4/12), Phố Wall tiếp tục “lún sâu,” khi các nhà lập pháp của Washington vẫn đang “đau đầu” tranh luận về vấn đề ngân sách nhằm ngăn chặn một “vực thẳm tài chính” có thể xuất hiện vào cuối năm nay.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 13,82 điểm (0,11%), xuống 12.951,78 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 2,41 điểm, tương đương 0,17%, còn 1.407,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 5,51 điểm (0,18%), đóng cửa ở mức 2.996,69 điểm.
Dù biên độ giao dịch hẹp, song chứng khoán Mỹ vẫn khép lại phiên giao dịch 4/12 trong không khí hết sức ảm đạm, do những lo ngại dai dẳng về “vách đá tài chính” vẫn ám ảnh tâm trí của các nhà đầu tư, khi mà các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công sẽ tự động được thực thi vào đầu năm 2013. Trong khi đó, việc không có báo cáo kinh tế quan trọng nào được công bố cùng ngày cũng khiến hoạt động giao dịch cổ phiếu kém sôi động.
Theo giới phân tích, nếu giới chính trị Mỹ không đạt được một thỏa thuận chi tiết về việc ngăn chặn kế hoạch tăng thu giảm chi tự động nói trên, thì khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới bị đẩy vào suy thoái là rất cao, và khi đó tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng vọt trở lại, lên các mức đáng báo động.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều biến động không đáng kể so với phiên trước đó, trong bối cảnh các vòng đàm phán của Chính phủ Mỹ về kế hoạch ngân sách vẫn chưa đạt được những bước tiến rõ rệt. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 chỉ tăng nhẹ 0,08%, lên 5.869,04 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng “nhích” 0,39%, đóng cửa ở mức 3.580,48 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX gần như không đổi nguyên so với phiên trước, đứng ở mức 7.435,21 điểm./.
Thêm vào đó, các số liệu mới đây chứng tỏ sức tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Australia và những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tung ra chương trình nới lỏng tiền tệ mới, cũng góp phần vào đà tăng của các chỉ số chứng khoán châu Á.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 36,38 điểm, tương đương 0,39%, lên 9.468,84 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng ghi thêm 16,8 điểm (0,37%), lên 4.520,4 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng nhẹ 11,86 điểm (0,61%), đóng cửa ở mức 1.947,05 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau lên điểm, thoát khỏi mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua vừa ghi nhận trong phiên trước. Đóng cửa phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt tăng mạnh 56,77 điểm (2,87%) và 470,94 điểm (2,16%), lên 2.031,91 điểm và 22.270,91 điểm.
Theo các số liệu mới công bố, trong quý 3/2012, kinh tế Australia đã tăng trưởng chậm lại ở mức 0,5% so với quý II và 3,1% so với cùng kỳ năm 2011, do tác động tiêu cực từ sức tăng trưởng yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả này vẫn nằm trong dự báo của Chính phủ Australia và đi ngược lại với các dự báo bi quan của nhiều nhà phân tích.
Thông tin này đã góp phần giúp thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc hơn, bất chấp sự bế tắc của các vòng đàm phán về ngân sách tại Washington. Thêm vào đó, việc Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định gia hạn cho Hy Lạp thêm 2 năm nhằm đưa thâm hụt ngân sách của nước này trở về đúng với quy định của khu vực cũng giúp thị trường vững tin hơn vào khả năng Aten sẽ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, qua đó tạo thêm động lực tăng cho các cổ phiếu châu Á.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đêm hôm trước (4/12), Phố Wall tiếp tục “lún sâu,” khi các nhà lập pháp của Washington vẫn đang “đau đầu” tranh luận về vấn đề ngân sách nhằm ngăn chặn một “vực thẳm tài chính” có thể xuất hiện vào cuối năm nay.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 13,82 điểm (0,11%), xuống 12.951,78 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 2,41 điểm, tương đương 0,17%, còn 1.407,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 5,51 điểm (0,18%), đóng cửa ở mức 2.996,69 điểm.
Dù biên độ giao dịch hẹp, song chứng khoán Mỹ vẫn khép lại phiên giao dịch 4/12 trong không khí hết sức ảm đạm, do những lo ngại dai dẳng về “vách đá tài chính” vẫn ám ảnh tâm trí của các nhà đầu tư, khi mà các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công sẽ tự động được thực thi vào đầu năm 2013. Trong khi đó, việc không có báo cáo kinh tế quan trọng nào được công bố cùng ngày cũng khiến hoạt động giao dịch cổ phiếu kém sôi động.
Theo giới phân tích, nếu giới chính trị Mỹ không đạt được một thỏa thuận chi tiết về việc ngăn chặn kế hoạch tăng thu giảm chi tự động nói trên, thì khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới bị đẩy vào suy thoái là rất cao, và khi đó tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng vọt trở lại, lên các mức đáng báo động.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều biến động không đáng kể so với phiên trước đó, trong bối cảnh các vòng đàm phán của Chính phủ Mỹ về kế hoạch ngân sách vẫn chưa đạt được những bước tiến rõ rệt. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 chỉ tăng nhẹ 0,08%, lên 5.869,04 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng “nhích” 0,39%, đóng cửa ở mức 3.580,48 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX gần như không đổi nguyên so với phiên trước, đứng ở mức 7.435,21 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)