Hòa theo xu hướng tăng điểm tại Mỹ và châu Âu, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi lên trong phiên giao dịch ngày 26/6.
Giới đầu tư đã đón nhận một loạt các báo cáo kinh tế tích cực từ Mỹ, giữa lúc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cam kết sẽ hành động nhằm giúp thị trường tài chính nước này tránh khỏi tình trạng khan hiếm tiền mặt - nguyên nhân khiến các chỉ số chứng khoán "đổ dốc" trong vài phiên gần đây.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 75,5 điểm (1,63%), lên 4.731,7 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 2,82 điểm (0,16%, đóng cửa ở mức 1.783,45 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động ngược chiều nhau. Khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong đảo chiều tăng mạnh 482,83 điểm (2,43%), lên 20.338,55 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải vẫn tiếp tục hạ 8,01 điểm (0,41%), xuống còn 1.951,50 điểm, do những lo ngại xung quanh tình hình tài chính của Trung Quốc vẫn còn ám ảnh. Cuối ngày 25/6 PBoC thông báo Ngân hàng này đã cung cấp tiền mặt cho một số doanh nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng "khát" tiền mặt hiện tại.
Tuy nhiên, trái với diễn biến sôi động lúc mở cửa, thị trường chứng khoán Tokyo lại khép lại phiên giao dịch 26/6 trong "sắc đỏ" do sự mạnh lên của đồng yen và tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước những bất ổn gần đây của thị trường tài chính Trung Quốc. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 135,33 điểm (1,04%), xuống 12.834,01 điểm.
Đêm trước (25/6), Phố Wall đã trút bỏ được chuỗi ngày giao dịch ảm đạm vừa qua để bật tăng trở lại, nhờ các số liệu tích cực mới đây từ kinh tế Mỹ cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới đang phục hồi đúng hướng và lòng tin vào triển vọng tăng trưởng của nước này đang ngày càng được cải thiện.
Ngoài ra, những lo ngại về khả năng thu hẹp tín dụng tại Trung Quốc cũng đã dần lắng dịu, góp phần thúc đẩy đà đi lên của chứng khoán Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 100,75 điểm, tương đương 0,69%, lên 14.760,31 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 14,94 điểm (0,95%, lên 1.588,03 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 27,13 điểm (0,82%), đóng cửa ở mức 3.347,89 điểm.
Báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ cho hay lượng đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ đã tăng 3,6% trong tháng 5/2013, nhờ doanh số bán máy bay tăng cao; còn giá nhà ở tại Mỹ trong cùng kỳ cũng tăng 2,5% so với tháng 4/2013. Thêm vào đó, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6/2013 cũng tăng lên 81,4 điểm, so với mức tương ứng của tháng trước đó là 74,3 điểm.
Khi những hoài nghi về động thái tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp chính sách mới nhất đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào vùng đỏ trong vài ngày qua thì những thông tin đầy lạc quan trên đã giúp trấn an tâm lý của giới đầu tư, khiến họ tin tưởng hơn vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau lên điểm, theo chân diễn biến tích cực tại Phố Wall. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,21%, lên 6.101,91 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,51%, lên 3.649,82 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến thêm 1,55%, chốt ở mức 7.811,30 điểm./.
Giới đầu tư đã đón nhận một loạt các báo cáo kinh tế tích cực từ Mỹ, giữa lúc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cam kết sẽ hành động nhằm giúp thị trường tài chính nước này tránh khỏi tình trạng khan hiếm tiền mặt - nguyên nhân khiến các chỉ số chứng khoán "đổ dốc" trong vài phiên gần đây.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 75,5 điểm (1,63%), lên 4.731,7 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 2,82 điểm (0,16%, đóng cửa ở mức 1.783,45 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động ngược chiều nhau. Khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong đảo chiều tăng mạnh 482,83 điểm (2,43%), lên 20.338,55 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải vẫn tiếp tục hạ 8,01 điểm (0,41%), xuống còn 1.951,50 điểm, do những lo ngại xung quanh tình hình tài chính của Trung Quốc vẫn còn ám ảnh. Cuối ngày 25/6 PBoC thông báo Ngân hàng này đã cung cấp tiền mặt cho một số doanh nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng "khát" tiền mặt hiện tại.
Tuy nhiên, trái với diễn biến sôi động lúc mở cửa, thị trường chứng khoán Tokyo lại khép lại phiên giao dịch 26/6 trong "sắc đỏ" do sự mạnh lên của đồng yen và tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước những bất ổn gần đây của thị trường tài chính Trung Quốc. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 135,33 điểm (1,04%), xuống 12.834,01 điểm.
Đêm trước (25/6), Phố Wall đã trút bỏ được chuỗi ngày giao dịch ảm đạm vừa qua để bật tăng trở lại, nhờ các số liệu tích cực mới đây từ kinh tế Mỹ cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới đang phục hồi đúng hướng và lòng tin vào triển vọng tăng trưởng của nước này đang ngày càng được cải thiện.
Ngoài ra, những lo ngại về khả năng thu hẹp tín dụng tại Trung Quốc cũng đã dần lắng dịu, góp phần thúc đẩy đà đi lên của chứng khoán Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 100,75 điểm, tương đương 0,69%, lên 14.760,31 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 14,94 điểm (0,95%, lên 1.588,03 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 27,13 điểm (0,82%), đóng cửa ở mức 3.347,89 điểm.
Báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ cho hay lượng đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ đã tăng 3,6% trong tháng 5/2013, nhờ doanh số bán máy bay tăng cao; còn giá nhà ở tại Mỹ trong cùng kỳ cũng tăng 2,5% so với tháng 4/2013. Thêm vào đó, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6/2013 cũng tăng lên 81,4 điểm, so với mức tương ứng của tháng trước đó là 74,3 điểm.
Khi những hoài nghi về động thái tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp chính sách mới nhất đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào vùng đỏ trong vài ngày qua thì những thông tin đầy lạc quan trên đã giúp trấn an tâm lý của giới đầu tư, khiến họ tin tưởng hơn vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau lên điểm, theo chân diễn biến tích cực tại Phố Wall. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,21%, lên 6.101,91 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,51%, lên 3.649,82 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến thêm 1,55%, chốt ở mức 7.811,30 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)