Chứng khoán châu Á đồng loạt lên điểm trong phiên giao dịch ngày 15/8, khi chứng khoán Nhật Bản có được sự khích lệ từ số liệu GDP tốt hơn dự tính, cho thấy nền kinh tế đang phục hồi sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh nhất, với 640,09 điểm, hay 3,26%, lên 20.260,10 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 110,3 điểm, hay 2,64%, lên 4.282,9 điểm.
Trong khi đó, chỉ số weighted của Đài Loan tăng 182,37 điểm, hay 2,39%, lên 7.819,39 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 122,69 điểm, hay 1,37%, lên 9.086,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 33,6 điểm, hay 1,3%, lên 2.626,77 điểm. Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Các thị trường châu Á khởi đầu tuần này tích cực hơn, khi các nhà giao dịch ở Tokyo lạc quan trước các số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản giảm 1,3% trong quý 2 vừa qua, thấp hơn so với mức giảm dự báo 2,7%.
Những liệu khác công bố gần đây cũng chỉ ra dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, khi chuỗi cung ứng linh kiện và nguyên liệu đã được khôi phục và công cuộc tái thiết sau động đất được đẩy nhanh ở khu vực ven biển hứng chịu sóng thần. Đà phục hồi của nền kinh tế có thể sẽ còn rõ rệt hơn trong quý này.
Việc các thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall chốt phiên ở mức tích cực đã giúp các nhà đầu tư thở phào sau những ngày thị trường trồi sụt theo những lo ngại về khủng hoảng nợ ở Eurozone và sự kiện Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào hội nghị thượng đỉnh Eurozone diễn ra ngày 16/8 và số liệu GDP quý 2 của khu vực được công bố trong cùng ngày để có thể nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu và những phản ứng chính sách nhằm cứu khu vực này khỏi sa lầy vào khủng hoảng nợ.
Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định các thị trường vẫn có nguy cơ sụt giảm khi các kế hoạch cắt giảm nợ ở châu Âu và Mỹ có thể khiến tăng trưởng kinh tế vốn đã yếu sẽ càng thêm ì ạch, trong lúc các số liệu mới công bố không lấy gì làm tích cực. Lòng tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1980 vào đầu tháng này.
Các thị trường toàn cầu trở nên hỗn loạn sau khi người đứng đầu Ủy ban châu Âu nói rằng khủng hoảng nợ ở Eurozone có thể đã lan rộng. Tiếp đó, Standard & Poor's đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, khiến các nhà giao dịch rơi vào hoảng loạn và làm tăng lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái kép.
Nhằm ngăn chặn tình trạng bán tháo, Cục Dự trữ Liên bang đã cam kết sẽ không tăng lãi suất trong ít nhất hai năm tới. Tuy nhiên, các thị trường vẫn biến động./.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh nhất, với 640,09 điểm, hay 3,26%, lên 20.260,10 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 110,3 điểm, hay 2,64%, lên 4.282,9 điểm.
Trong khi đó, chỉ số weighted của Đài Loan tăng 182,37 điểm, hay 2,39%, lên 7.819,39 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 122,69 điểm, hay 1,37%, lên 9.086,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 33,6 điểm, hay 1,3%, lên 2.626,77 điểm. Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Các thị trường châu Á khởi đầu tuần này tích cực hơn, khi các nhà giao dịch ở Tokyo lạc quan trước các số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản giảm 1,3% trong quý 2 vừa qua, thấp hơn so với mức giảm dự báo 2,7%.
Những liệu khác công bố gần đây cũng chỉ ra dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, khi chuỗi cung ứng linh kiện và nguyên liệu đã được khôi phục và công cuộc tái thiết sau động đất được đẩy nhanh ở khu vực ven biển hứng chịu sóng thần. Đà phục hồi của nền kinh tế có thể sẽ còn rõ rệt hơn trong quý này.
Việc các thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall chốt phiên ở mức tích cực đã giúp các nhà đầu tư thở phào sau những ngày thị trường trồi sụt theo những lo ngại về khủng hoảng nợ ở Eurozone và sự kiện Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào hội nghị thượng đỉnh Eurozone diễn ra ngày 16/8 và số liệu GDP quý 2 của khu vực được công bố trong cùng ngày để có thể nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu và những phản ứng chính sách nhằm cứu khu vực này khỏi sa lầy vào khủng hoảng nợ.
Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định các thị trường vẫn có nguy cơ sụt giảm khi các kế hoạch cắt giảm nợ ở châu Âu và Mỹ có thể khiến tăng trưởng kinh tế vốn đã yếu sẽ càng thêm ì ạch, trong lúc các số liệu mới công bố không lấy gì làm tích cực. Lòng tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1980 vào đầu tháng này.
Các thị trường toàn cầu trở nên hỗn loạn sau khi người đứng đầu Ủy ban châu Âu nói rằng khủng hoảng nợ ở Eurozone có thể đã lan rộng. Tiếp đó, Standard & Poor's đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, khiến các nhà giao dịch rơi vào hoảng loạn và làm tăng lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái kép.
Nhằm ngăn chặn tình trạng bán tháo, Cục Dự trữ Liên bang đã cam kết sẽ không tăng lãi suất trong ít nhất hai năm tới. Tuy nhiên, các thị trường vẫn biến động./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)