Nối gót đà giảm điểm của Phố Wall trong phiên trước, các sàn giao dịch chứng khoán châu Á cũng tiếp tục “đỏ sàn” trong phiên giao dịch ngày 11/7, do mối quan ngại về tình hình tài chính của Italy càng khiến giới đầu tư thêm phần hoài nghi về khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Bên cạnh đó, việc tòa án tối cao Đức có thể sẽ gây cản trở cho việc thông qua Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) cũng khiến nhiều người lo ngại hơn về tương lai của liên minh tiền tệ này và càng khiến thị trường cổ phiếu trở nên ảm đạm.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 6,73 điểm, tương đương 0,08%, xuống còn 8.851 điểm. Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ khiêm tốn 1,52 điểm (0,04%), xuống còn 4.096,50 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 0,3%, đóng cửa ở mức 1.823,41 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đi xuống trước các tín hiệu không mấy lạc quan của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi mối lo ngại về tình hình bất ổn tài chính tại châu Âu vẫn chưa có chiều hướng lắng dịu. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 10,94 điểm (0,51%) và 23,51 điểm (0,12%), xuống còn 2.175,38 điểm và 19.419,87 điểm.
Khi mà cam kết dành cho Tây Ban Nha khoản cứu trợ đầu tiên của các bộ trưởng tài chính Eurozone chưa kịp làm cho thị trường khởi sắc thì giới đầu tư cũng đang tỏ ra lo ngại về tình hình tài chính của Italy - quốc gia cũng đang phải vật lộn trong nợ nần, bởi tại phiên họp ngày 9/7 vừa qua, Thủ tướng Italy Mario Monti cho biết Rome có thể sẽ phải viện tới một gói cứu trợ của Eurozone nhằm vực dậy thị trường trái phiếu của nước này, đặc biệt là giảm bớt lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy.
Đêm trước (10/7), tại thị trường Mỹ, sự khởi đầu lạc quan của mùa công bố lợi nhuận quý 2/2012, cùng với thỏa thuận mới đạt được của các bộ trưởng tài chính Eurozone vẫn không đủ để giúp Phố Wall thoát khỏi đà giảm điểm sâu trong phiên giao dịch ngày 10/7, bởi giới đầu tư còn tỏ ra bất an trước những số liệu đáng thất vọng mới đây của kinh tế Trung Quốc, sự “lao dốc” của đồng euro, cũng như một loạt cảnh báo về lợi nhuận yếu kém của các doanh nghiệp Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 83,17 điểm, tương đương 0,65%, xuống 12.653,12 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 10,99 điểm (0,81%), xuống còn 1.341,47 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất tới 29,44 điểm (1%), đóng cửa ở mức 2.902,33 điểm./.
Bên cạnh đó, việc tòa án tối cao Đức có thể sẽ gây cản trở cho việc thông qua Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) cũng khiến nhiều người lo ngại hơn về tương lai của liên minh tiền tệ này và càng khiến thị trường cổ phiếu trở nên ảm đạm.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 6,73 điểm, tương đương 0,08%, xuống còn 8.851 điểm. Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ khiêm tốn 1,52 điểm (0,04%), xuống còn 4.096,50 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 0,3%, đóng cửa ở mức 1.823,41 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đi xuống trước các tín hiệu không mấy lạc quan của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi mối lo ngại về tình hình bất ổn tài chính tại châu Âu vẫn chưa có chiều hướng lắng dịu. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 10,94 điểm (0,51%) và 23,51 điểm (0,12%), xuống còn 2.175,38 điểm và 19.419,87 điểm.
Khi mà cam kết dành cho Tây Ban Nha khoản cứu trợ đầu tiên của các bộ trưởng tài chính Eurozone chưa kịp làm cho thị trường khởi sắc thì giới đầu tư cũng đang tỏ ra lo ngại về tình hình tài chính của Italy - quốc gia cũng đang phải vật lộn trong nợ nần, bởi tại phiên họp ngày 9/7 vừa qua, Thủ tướng Italy Mario Monti cho biết Rome có thể sẽ phải viện tới một gói cứu trợ của Eurozone nhằm vực dậy thị trường trái phiếu của nước này, đặc biệt là giảm bớt lãi suất trái phiếu Chính phủ Italy.
Đêm trước (10/7), tại thị trường Mỹ, sự khởi đầu lạc quan của mùa công bố lợi nhuận quý 2/2012, cùng với thỏa thuận mới đạt được của các bộ trưởng tài chính Eurozone vẫn không đủ để giúp Phố Wall thoát khỏi đà giảm điểm sâu trong phiên giao dịch ngày 10/7, bởi giới đầu tư còn tỏ ra bất an trước những số liệu đáng thất vọng mới đây của kinh tế Trung Quốc, sự “lao dốc” của đồng euro, cũng như một loạt cảnh báo về lợi nhuận yếu kém của các doanh nghiệp Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 83,17 điểm, tương đương 0,65%, xuống 12.653,12 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 10,99 điểm (0,81%), xuống còn 1.341,47 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất tới 29,44 điểm (1%), đóng cửa ở mức 2.902,33 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)