Hoạt động bán tháo mạnh mẽ đã đẩy chứng khoán châu Á lùi sâu trong phiên giao dịch ngày 26/9, sau khi người đứng đầu một chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cảnh báo rằng kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ mà FED vừa công bố trong tháng này sẽ không thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới nhanh như mong đợi.
Ngoài ra, những lo ngại về tình hình nợ công dai dẳng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư, khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chính thức tuyen bố thể chế tài chính này không thể tái cơ cấu các khoản nợ mà Hy Lạp vay từ các chủ nợ trong khu vực.
Trong khi đó, những căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh việc tranh chấp quần đảo Senkaku cũng tác động tiêu cực tới thị trường toàn cầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh 184,84 điểm, tương đương 2,03%, xuống còn 8.906,70 điểm. Đây là mức chốt phiên thấp nhất của chỉ số Nikkei trong vòng hơn hai tuần qua, đáng chú ý là giá cổ phiếu của các tập đoàn sản xuất ôtô lớn như Toyota, Nissan đều giảm đáng kể, do phải cắt giảm sản lượng ôtô tại Trung Quốc, bắt nguồn từ những căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, hai chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng đều hạ điểm so với phiên trước với các mức lần lượt là 10,97 điểm (0,55%) và 11,3 điểm (0,26%), đứng ở mức 1.980,44 điểm và 4.361,6 điểm.
Hòa theo xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau “đỏ sàn”. Đóng cửa phiên, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt mất 170,95 điểm (0,83%) và 25,12 điểm (1,24%), xuống còn 20.527,73 điểm và 2.004,12 điểm.
Giới phân tích nhận định rằng sự “lao dốc” của các thị trường cổ phiếu thế giới trong phiên này chủ yếu chịu sự chi phối bởi nhận xét của người đứng đầu chi nhánh của FED tại Philadelphia, Charles Plosser, khi ông này đã bày tỏ sự nghi ngờ về tác động của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3) đối với nền kinh tế Mỹ.
Ông Plosser cho rằng nhiều khả năng chương trình mua trái phiếu không giới hạn của FED sẽ trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng FED có thể bị mất uy tín vì động thái này.
Trong khi đó, báo cáo mới đây của IG Markets cho biết: "Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu cảm nhận rằng gói QE3 chỉ là một biện pháp tạm thời và FED còn rất nhiều việc phải làm để giúp nền kinh tế Mỹ trở lại quỹ đạo tăng trưởng.”
Đêm trước (25/9), chứng khoán Phố Wall cũng tiếp tục thoái lui ngay sau bình luận của ông Charles Plosser về tác dụng của gói QE3.
Mặc dù thị trường mở cửa với mức tăng khá mạnh nhờ báo cáo của Conference Board cho thấy niềm tin tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 9/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng bảy tháng qua. Thêm vào đó, việc giá nhà tiếp tục tăng cao trong tháng Bảy cũng góp phần khiến các chỉ số thoát khỏi đà giảm điểm của phiên trước.
Tuy nhiên, các chỉ số nhanh chóng đảo chiều đi xuống khi những lo lắng về khả năng cấp vốn của Tây Ban Nha, cũng như bài phát biểu của người đứng đầu chi nhánh FED tại Philadelphia.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 101,37 điểm, tương đương 0,75%, xuống còn 13.457,55 điểm. S&P 500 cũng hạ 15,30 điểm (1,05%), còn 1.441,59 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq cũng giảm 43,06 điểm (1,36%), xuống 3.117,73 điểm.
Trái với diễn biến đáng thất vọng tại thị trường Mỹ, chứng khoán châu Âu lại lên điểm nhẹ trong phiên 25/9, nhờ tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện sau khi có thông tin về số liệu kinh tế tích cực của Mỹ.
Kết thúc phiên 25/9 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,36% lên 5.859,71 điểm và chỉ số DAX tại Frankfurt tăng 0,16% lên 7.425,11 điểm. Bắt đà này, chứng khoán Tây Ban Nha cũng tăng 0,45%, cho dù lãi suất trái phiếu ngắn hạn của chính phủ nước này vẫn bị đẩy lên./.
Ngoài ra, những lo ngại về tình hình nợ công dai dẳng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư, khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chính thức tuyen bố thể chế tài chính này không thể tái cơ cấu các khoản nợ mà Hy Lạp vay từ các chủ nợ trong khu vực.
Trong khi đó, những căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh việc tranh chấp quần đảo Senkaku cũng tác động tiêu cực tới thị trường toàn cầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh 184,84 điểm, tương đương 2,03%, xuống còn 8.906,70 điểm. Đây là mức chốt phiên thấp nhất của chỉ số Nikkei trong vòng hơn hai tuần qua, đáng chú ý là giá cổ phiếu của các tập đoàn sản xuất ôtô lớn như Toyota, Nissan đều giảm đáng kể, do phải cắt giảm sản lượng ôtô tại Trung Quốc, bắt nguồn từ những căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, hai chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng đều hạ điểm so với phiên trước với các mức lần lượt là 10,97 điểm (0,55%) và 11,3 điểm (0,26%), đứng ở mức 1.980,44 điểm và 4.361,6 điểm.
Hòa theo xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau “đỏ sàn”. Đóng cửa phiên, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt mất 170,95 điểm (0,83%) và 25,12 điểm (1,24%), xuống còn 20.527,73 điểm và 2.004,12 điểm.
Giới phân tích nhận định rằng sự “lao dốc” của các thị trường cổ phiếu thế giới trong phiên này chủ yếu chịu sự chi phối bởi nhận xét của người đứng đầu chi nhánh của FED tại Philadelphia, Charles Plosser, khi ông này đã bày tỏ sự nghi ngờ về tác động của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3) đối với nền kinh tế Mỹ.
Ông Plosser cho rằng nhiều khả năng chương trình mua trái phiếu không giới hạn của FED sẽ trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng FED có thể bị mất uy tín vì động thái này.
Trong khi đó, báo cáo mới đây của IG Markets cho biết: "Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu cảm nhận rằng gói QE3 chỉ là một biện pháp tạm thời và FED còn rất nhiều việc phải làm để giúp nền kinh tế Mỹ trở lại quỹ đạo tăng trưởng.”
Đêm trước (25/9), chứng khoán Phố Wall cũng tiếp tục thoái lui ngay sau bình luận của ông Charles Plosser về tác dụng của gói QE3.
Mặc dù thị trường mở cửa với mức tăng khá mạnh nhờ báo cáo của Conference Board cho thấy niềm tin tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 9/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng bảy tháng qua. Thêm vào đó, việc giá nhà tiếp tục tăng cao trong tháng Bảy cũng góp phần khiến các chỉ số thoát khỏi đà giảm điểm của phiên trước.
Tuy nhiên, các chỉ số nhanh chóng đảo chiều đi xuống khi những lo lắng về khả năng cấp vốn của Tây Ban Nha, cũng như bài phát biểu của người đứng đầu chi nhánh FED tại Philadelphia.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 101,37 điểm, tương đương 0,75%, xuống còn 13.457,55 điểm. S&P 500 cũng hạ 15,30 điểm (1,05%), còn 1.441,59 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq cũng giảm 43,06 điểm (1,36%), xuống 3.117,73 điểm.
Trái với diễn biến đáng thất vọng tại thị trường Mỹ, chứng khoán châu Âu lại lên điểm nhẹ trong phiên 25/9, nhờ tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện sau khi có thông tin về số liệu kinh tế tích cực của Mỹ.
Kết thúc phiên 25/9 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,36% lên 5.859,71 điểm và chỉ số DAX tại Frankfurt tăng 0,16% lên 7.425,11 điểm. Bắt đà này, chứng khoán Tây Ban Nha cũng tăng 0,45%, cho dù lãi suất trái phiếu ngắn hạn của chính phủ nước này vẫn bị đẩy lên./.
Minh Trang (TTXVN)