Chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 28/9 khi những lo ngại về Khu vực Eurozone dịu đi sau khi Chính phủ Tây Ban Nha thông qua gói ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013 của nước này, theo đó các biện pháp thắt lưng buộc bụng được đưa ra thậm chí còn mạnh hơn so với dự báo trước đó.
Kế hoạch ngân sách cho tài khóa 2013 được Chính phủ Tây Ban Nha công bố vào cuối ngày 27/9 sẽ tiết kiệm cho ngân sách khoảng 39 triệu euro (50 triệu USD), trong đó có việc tiếp tục cắt giảm năm thứ ba liên tiếp lương của nhân viên nhà nước.
Bất chấp làn sóng biểu tình phản đối chinh sách trên lan rộng trong mấy ngày qua, chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy vẫn quyết tâm theo đuổi chinh sách kinh tế khắc khổ nhằm hạ giảm thâm hụt từ mức 8,9% của năm ngoái xuống còn 2,8% trong năm 2014, và đáp ứng yêu cầu của các nhà cho vay quốc tế, đưa nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực Eurozone dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng.
Động thái này được cho là một trong những hành động cuối cùng mà Chính phủ Tây Ban Nha làm để có thể được nhận gói hỗ trợ tín dụng đầy đủ từ các nhà cho vay quốc tế. Giới đầu tư đón nhận thông tin này một cách tích cực và ngay lập tức, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha đã giảm từ mức 6,064% xuống còn 5,945%.
Đóng cửa phiên 28/9, hầu hết các sàn chủ chốt của châu Á đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tăng 0,38% (78,09 điểm) lên 20.840,38 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,45% (29,85 điểm) lên 2.086,17 điểm (đây là phiên giao dịch cuối cùng của thị trường chứng khoán Trung Quốc trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài cả tuần sau); KOSPI của Hàn Quốc tiến 0,38% (7,51 điểm) lên 1.996,21 điểm; S&P/ASX200 của Australia nhích 2,8 điểm lên 4.387 điểm; Weighted của Đài Loan tăng 0,41% (31,36 điểm) lên 7.715,16 điểm.
Duy chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản là đi ngược chiều xu hướng khi để mất 0,89% (-79,71 điểm) xuống 8.870,16 điểm khi các nhà đầu tư đón nhận một thông tin khá xấu được công bố vài phút trước khi mở cửa. Theo Bộ Công nghiệp Nhật Bản, sản lượng công nghiệp nước này trong tháng 8 đã sụt giảm 1,3% so với tháng 7, giảm mạnh hơn mức dự báo chỉ là 0,4%.
Đêm trước (27/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đi lên nhờ việc Chính phủ Tây Ban Nha thông qua gói ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013 cùng những đồn đoán quanh việc Chính phủ Trung Quốc có khả năng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
Đóng cửa phiên 27/9, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, với Dow Jones Industrial Average tiến thêm 72,46 điểm (0,54%), lên 13.485,97 điểm; S&P 500 bật 13,83 điểm (0,96%) lên 1.447,15 điểm (chấm dứt 5 phiên thụt lùi) và Nasdaq Composite ghi thêm 42,90 điểm (1,39%) lên 3.136,60 điểm.
Việc Mađrít công bố ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013 đã được thông qua vào cuối ngày hôm qua (27/9), theo đó đáp ứng tất cả các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), nhằm dọn đường cho Tây Ban Nha được nhận gói cứu trợ đầy đủ của EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đã giúp các nhà đầu tư Phố Wall tạm quên các số liệu kinh tế không mấy tích cực ở trong nước. Theo số liệu chính thức, lượng đơn đặt hàng hàng bền trong tháng 8 của Mỹ đã sụt giảm so với tháng 7 và tăng trưởng kinh tế quý 2 sau khi được điều chỉnh cũng chỉ ở mức 1,3%, bất ngờ giảm so với dự kiến là 1,7%.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng đồng loạt hồi phục nhẹ khi các nhà đầu gạt sang một bên các số liệu kém khả quan của ngành công nghiệp Mỹ để lạc quan với việc Tây Ban Nha công bố gói ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013.
Đóng cửa phiên 27/9, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,20% lên 5.779,42 điểm; Dax 30 của Đức leo 0,19% lên 7.290,02 điểm và CAC 40 của Pháp tiến 0,72% lên 3.439,32 điểm./.
Kế hoạch ngân sách cho tài khóa 2013 được Chính phủ Tây Ban Nha công bố vào cuối ngày 27/9 sẽ tiết kiệm cho ngân sách khoảng 39 triệu euro (50 triệu USD), trong đó có việc tiếp tục cắt giảm năm thứ ba liên tiếp lương của nhân viên nhà nước.
Bất chấp làn sóng biểu tình phản đối chinh sách trên lan rộng trong mấy ngày qua, chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy vẫn quyết tâm theo đuổi chinh sách kinh tế khắc khổ nhằm hạ giảm thâm hụt từ mức 8,9% của năm ngoái xuống còn 2,8% trong năm 2014, và đáp ứng yêu cầu của các nhà cho vay quốc tế, đưa nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực Eurozone dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng.
Động thái này được cho là một trong những hành động cuối cùng mà Chính phủ Tây Ban Nha làm để có thể được nhận gói hỗ trợ tín dụng đầy đủ từ các nhà cho vay quốc tế. Giới đầu tư đón nhận thông tin này một cách tích cực và ngay lập tức, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha đã giảm từ mức 6,064% xuống còn 5,945%.
Đóng cửa phiên 28/9, hầu hết các sàn chủ chốt của châu Á đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tăng 0,38% (78,09 điểm) lên 20.840,38 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,45% (29,85 điểm) lên 2.086,17 điểm (đây là phiên giao dịch cuối cùng của thị trường chứng khoán Trung Quốc trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài cả tuần sau); KOSPI của Hàn Quốc tiến 0,38% (7,51 điểm) lên 1.996,21 điểm; S&P/ASX200 của Australia nhích 2,8 điểm lên 4.387 điểm; Weighted của Đài Loan tăng 0,41% (31,36 điểm) lên 7.715,16 điểm.
Duy chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản là đi ngược chiều xu hướng khi để mất 0,89% (-79,71 điểm) xuống 8.870,16 điểm khi các nhà đầu tư đón nhận một thông tin khá xấu được công bố vài phút trước khi mở cửa. Theo Bộ Công nghiệp Nhật Bản, sản lượng công nghiệp nước này trong tháng 8 đã sụt giảm 1,3% so với tháng 7, giảm mạnh hơn mức dự báo chỉ là 0,4%.
Đêm trước (27/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đi lên nhờ việc Chính phủ Tây Ban Nha thông qua gói ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013 cùng những đồn đoán quanh việc Chính phủ Trung Quốc có khả năng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
Đóng cửa phiên 27/9, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, với Dow Jones Industrial Average tiến thêm 72,46 điểm (0,54%), lên 13.485,97 điểm; S&P 500 bật 13,83 điểm (0,96%) lên 1.447,15 điểm (chấm dứt 5 phiên thụt lùi) và Nasdaq Composite ghi thêm 42,90 điểm (1,39%) lên 3.136,60 điểm.
Việc Mađrít công bố ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013 đã được thông qua vào cuối ngày hôm qua (27/9), theo đó đáp ứng tất cả các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), nhằm dọn đường cho Tây Ban Nha được nhận gói cứu trợ đầy đủ của EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đã giúp các nhà đầu tư Phố Wall tạm quên các số liệu kinh tế không mấy tích cực ở trong nước. Theo số liệu chính thức, lượng đơn đặt hàng hàng bền trong tháng 8 của Mỹ đã sụt giảm so với tháng 7 và tăng trưởng kinh tế quý 2 sau khi được điều chỉnh cũng chỉ ở mức 1,3%, bất ngờ giảm so với dự kiến là 1,7%.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng đồng loạt hồi phục nhẹ khi các nhà đầu gạt sang một bên các số liệu kém khả quan của ngành công nghiệp Mỹ để lạc quan với việc Tây Ban Nha công bố gói ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013.
Đóng cửa phiên 27/9, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,20% lên 5.779,42 điểm; Dax 30 của Đức leo 0,19% lên 7.290,02 điểm và CAC 40 của Pháp tiến 0,72% lên 3.439,32 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)