Trong phiên giao dịch ngày 8/2, chứng khoán châu Á tiếp tục mất điểm, khi lo ngại về các cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến các nhà đầu tư rút khỏi các khoản đầu tư rủi ro.
Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng đi xuống đã kéo chứng khoán châu Á xuống mức thấp trong 5 tháng qua, trước lo ngại những khó khăn của kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ và các hàng hóa khác, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,6% trong ngày 8/2, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2009, trong khi chỉ số Thomson Reuters giảm 0,76%.
Các thị trường toàn cầu đã trải qua những tuần giao dịch ảm đạm, khi các nhà đầu tư lưỡng lự trước cuộc khủng hoảng nợ ở một số nước châu Âu. Những lo ngại này gia tăng trong tuần trước, khi các nhà làm luật Bồ Đào Nha bác bỏ kế hoạch cắt giảm thâm hụt của chính phủ.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm mạnh đã giúp hạn chế đà suy giảm trên Phố Wall, mặc dù các nhà phân tích cho rằng sẽ mất vài năm để thị trường việc làm nước này quay lại mức trước khủng hoảng.
Tại cuộc họp cuối tuần trước, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã cố gắng thuyết phục những người đồng nhiệm trong G7 rằng khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro vẫn nằm trong tầm kiểm soát và Hy Lạp sẽ tiến hành kế hoạch cắt giảm ngân sách. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, châu Âu cần phục hồi niềm tin của các nhà đầu tư về việc Hy Lạp có thể sẽ ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ.
Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản giảm 105,27 điểm, hay 1,1%, xuống 9.951,82 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 10/12, khi chỉ số này ở mức 9.862,82 điểm.
Cổ phiếu của Toyota Motor lên giá trong phiên giao dịch buổi sáng, sau khi Chủ tịch tập đoàn này Akio Toyoda công bố giải pháp với số xe bị thu hồi do vấn đề an toàn, song kết thúc phiên giảm 1,1% xuống 3.280 yen/cổ phiếu.
Việc đồng USD và đồng yen tăng giá cuối tuần trước khi những lo ngại về tình hình tài chính của khu vực đồng euro, đặc biệt là các nước như Hy Lạp và Bồ Đào Nha, khiến các nhà đầu tư dè dặt trước các tài sản rủi ro.
Đồng yen mạnh lên đã gây thiệt hại cho lợi nhuận ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Cổ phiếu của Sony Corp giảm 3,6% xuống 2.973 yen/cổ phiếu; của Honda Motor giảm 2,1%, xuống 3.035 yen; của Panasonic giảm 5,3%, xuống 1.318 yen/cổ phiếu.
Chứng khoán Trung Quốc cũng đi xuống, với lượng giao dịch khiêm tốn, khi kỳ nghỉ Năm Mới đang tới gần. Theo nhà phân tích Peng Yunliang ở Shanghai Securities tại Thượng Hải, thị trường này khá yên ắng khi các nhà đầu tư có tâm lý dừng giao dịch trong thời điểm này.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 4,23 điểm, hay 0,14%, xuống 2.935,17 điểm, với cổ phiếu ngân hàng và các công ty tài chính dẫn đầu đà giảm.
Giám đốc đầu tư Peter Lai ở DBS Vickers tại Hongkong cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để duy trì sự ổn định của thị trường này, trong khi các nhà đầu tư sẽ tăng lượng giao dịch sau kỳ nghỉ. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 114,19 điểm, hay 0,58%, xuống 19.550,89 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 7,3 điểm, hay 0,16%, lên 4.521,4 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 14,33 điểm, xuống 1.552,79 điểm./.
Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng đi xuống đã kéo chứng khoán châu Á xuống mức thấp trong 5 tháng qua, trước lo ngại những khó khăn của kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ và các hàng hóa khác, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,6% trong ngày 8/2, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2009, trong khi chỉ số Thomson Reuters giảm 0,76%.
Các thị trường toàn cầu đã trải qua những tuần giao dịch ảm đạm, khi các nhà đầu tư lưỡng lự trước cuộc khủng hoảng nợ ở một số nước châu Âu. Những lo ngại này gia tăng trong tuần trước, khi các nhà làm luật Bồ Đào Nha bác bỏ kế hoạch cắt giảm thâm hụt của chính phủ.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm mạnh đã giúp hạn chế đà suy giảm trên Phố Wall, mặc dù các nhà phân tích cho rằng sẽ mất vài năm để thị trường việc làm nước này quay lại mức trước khủng hoảng.
Tại cuộc họp cuối tuần trước, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã cố gắng thuyết phục những người đồng nhiệm trong G7 rằng khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro vẫn nằm trong tầm kiểm soát và Hy Lạp sẽ tiến hành kế hoạch cắt giảm ngân sách. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, châu Âu cần phục hồi niềm tin của các nhà đầu tư về việc Hy Lạp có thể sẽ ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ.
Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản giảm 105,27 điểm, hay 1,1%, xuống 9.951,82 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 10/12, khi chỉ số này ở mức 9.862,82 điểm.
Cổ phiếu của Toyota Motor lên giá trong phiên giao dịch buổi sáng, sau khi Chủ tịch tập đoàn này Akio Toyoda công bố giải pháp với số xe bị thu hồi do vấn đề an toàn, song kết thúc phiên giảm 1,1% xuống 3.280 yen/cổ phiếu.
Việc đồng USD và đồng yen tăng giá cuối tuần trước khi những lo ngại về tình hình tài chính của khu vực đồng euro, đặc biệt là các nước như Hy Lạp và Bồ Đào Nha, khiến các nhà đầu tư dè dặt trước các tài sản rủi ro.
Đồng yen mạnh lên đã gây thiệt hại cho lợi nhuận ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Cổ phiếu của Sony Corp giảm 3,6% xuống 2.973 yen/cổ phiếu; của Honda Motor giảm 2,1%, xuống 3.035 yen; của Panasonic giảm 5,3%, xuống 1.318 yen/cổ phiếu.
Chứng khoán Trung Quốc cũng đi xuống, với lượng giao dịch khiêm tốn, khi kỳ nghỉ Năm Mới đang tới gần. Theo nhà phân tích Peng Yunliang ở Shanghai Securities tại Thượng Hải, thị trường này khá yên ắng khi các nhà đầu tư có tâm lý dừng giao dịch trong thời điểm này.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 4,23 điểm, hay 0,14%, xuống 2.935,17 điểm, với cổ phiếu ngân hàng và các công ty tài chính dẫn đầu đà giảm.
Giám đốc đầu tư Peter Lai ở DBS Vickers tại Hongkong cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để duy trì sự ổn định của thị trường này, trong khi các nhà đầu tư sẽ tăng lượng giao dịch sau kỳ nghỉ. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 114,19 điểm, hay 0,58%, xuống 19.550,89 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 7,3 điểm, hay 0,16%, lên 4.521,4 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 14,33 điểm, xuống 1.552,79 điểm./.
(TTXVN/Vietnam+)