Các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục bị nhấn chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/8 sau quyết định lịch sử hạ bậc xếp hạng nợ công Mỹ của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hôm 5/8 vừa qua, châm ngòi cho một làn sóng quan ngại trên khắp toàn cầu về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Sự lao dốc trên thị trường cổ phiếu trong phiên này hòa chung với sự sụt giảm mạnh của giá dầu, trong khi giá vàng tiếp tục leo lên đỉnh mới do các nhà đầu tư ngoảnh mặt lại với các tài sản rủi ro.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu bắt đầu từ phiên cuối tuần trước tiếp tục tái diễn trong phiên đầu tuần, thậm chí còn mạnh hơn, khi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình nợ công ở cả hai bờ Đại Tây Dương, trong đó có khả năng Italy và Tây Ban Nha có thể cũng cần tới một gói cứu trợ.
Đóng cửa phiên 8/8, tất cả các thị trường trong khu vực đều đỏ lửa, với các mức giảm điểm rất cao.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng chốt phiên để mất tới 455,57 điểm, tương đương 2,17% xuống 20.490,57 điểm.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite lùi 99,60 điểm, tương đương mất 3,79%, về 2.526,82 điểm - mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/7/2010 của chỉ số này.
Tuy nhiên, đà bán tháo đã phần nào bị chặn lại ở cuối phiên, mặc dù niềm tin của các nhà đầu tư vẫn chưa được phục hồi do tình hình rối loạn ở các thị trường bên ngoài còn trong nước thì lạm phát cao.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei-225 đóng cửa để mất 2,18%, tương ứng với giảm 202,32 điểm, về 9.097,56 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 tới nay - thời điểm nước Nhật chịu thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân.
Ngay từ đầu phiên, Nikeei 225 đã để tuột tới 1,40% giá trị và sự lao dốc càng tăng lên vào phiên chiều do các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi sự bán đổ bán tháo tại các thị trường khác trong khu vực.
Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản vẫn tỏ ra "kiên cường hơn" so với các thị trường châu Á khác, khi hết phiên chỉ để mất có 2,18% sau khi ngân hàng trung ương nước này mua vào các quỹ có liên quan đến các chỉ số chứng khoán trong khuôn khổ chương trình mua bán tài sản nhằm giúp vực dậy nền kinh tế.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, chứng khoán Nhật có khả năng còn giảm tiếp trong tuần này, đặc biệt nếu chứng khoán Mỹ tiếp tục đà lao dốc từ tuần trước.
Hiện vẫn còn quá sớm để đẩy lùi tác động của lần hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đầu tiên của nước Mỹ lên các thị trường tài chính và chứng khoán thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên, khó có khả năng Nikkei-225 sẽ rơi sâu hơn mức đáy 8.227,63 điểm được lập sau trận động đất, sóng thần hồi tháng Ba vừa qua.
Các thị trường khác như Sydney, Seoul, Wellington, Singapore, Manila cũng đều trượt sâu, với các mức giảm rất cao, lần lượt là 1,96%; 6,3%; 2,30%; 3,70% và 2,40%.
Trước đó, trong phiên cuối tuần trước (5/8), chứng khoán toàn cầu cũng đã lao dốc mạnh - ngay cả trước khi có tuyên bố của S&P - sau khi các thị trường đón nhận một loạt số liệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ cùng cảnh báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Brown Brothers Harriman cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ khu vực Eurozone có thể sẽ lan rộng sang một số nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích thị trường Ben Potter của IG Markets, các cổ phiếu có thể sẽ hồi phục sau khi suy giảm quá mạnh trong hai phiên cuối tuần trước, qua đó chỉ số Dow Jones ghi nhận đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.
Nhà phân tích này cho rằng, chắc chắn sẽ có cơ hội để các nhà đầu tư mua gom dần cổ phiếu ở các mức giá thấp hiện nay khi họ bắt đầu nhận ra rằng thị trường đã phản ứng thái quá với những thông tin xấu.
Ông nhận định: "Không một ai thực sự hiểu được đầy đủ tất cả những gì liên quan đến việc hạ bậc tín dụng lần này của Mỹ - nguyên nhân dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi thị trường hiện nay. Đây là một trường hợp kinh điển về việc cứ bán tống bán tháo trước đã rồi sau đó mới tìm hiểu tại sao lại thế."
Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's vào ngày cuối tuần qua đã công bố hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ công của Mỹ từ mức cao nhất AAA xuống mức AA+, một sự kiện xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử với đánh giá bi quan về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Quyết định trên của S&P đã bị Washignton chỉ trích mạnh mẽ với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, hãng đánh giá tín dụng này đã có một "phán quyết kinh khủng" và khẳng định rằng trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn an toàn hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, với những lo ngại ngày càng dâng cao về khả năng cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone sẽ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mới, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng lên tiếng hứa hẹn rằng sẽ mua lại một phần lớn các trái phiếu chính phủ của các nước Eurozone.
Theo ECB, ngân hàng này sẽ tái mua tiếp các trái phiếu chính phủ sau khi Italy và Tây Ban Nha công bố các giải pháp kinh tế khắc khổ nhằm thúc đẩy kinh tế, trong khi Pháp và Đức đã nhất trí thúc đẩy việc thực thi một kế hoạch tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai mà hai bên đã đạt được tại một cuộc họp cấp cao vào tháng trước.
Cũng trong nỗi lo ngại về một sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, được cho là có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng 2008, các lãnh đạo châu Âu đã có các cuộc điện đàm với Washington từ Berlin, London, và Paris trong ngày 7/8 nhằm tìm cách tháo gỡ cơn thủy triều suy giảm.
Trong một thông cáo chung ra ngày 7/8, lãnh đạo nhóm G7 bao gồm Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy, Nhật Bản và Mỹ cam kết sẽ "áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giúp ổn định và phát triển hệ thống tài chính, và nỗ lực giải quyết những căng thẳng phát sinh từ những khó khăn hiện tại trong các vấn đề như thâm hụt tài khóa, nợ công và tăng trưởng, đồng thời hoan nghênh những hành động mang tính quyết định tại Mỹ và châu Âu."
Những động thái trên của nhóm G7 và ECB đã được giám đốc quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 7/8 hoan nghênh khi nói rằng những động thái này đã "góp phần duy trì niềm tin và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu."./.
Sự lao dốc trên thị trường cổ phiếu trong phiên này hòa chung với sự sụt giảm mạnh của giá dầu, trong khi giá vàng tiếp tục leo lên đỉnh mới do các nhà đầu tư ngoảnh mặt lại với các tài sản rủi ro.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu bắt đầu từ phiên cuối tuần trước tiếp tục tái diễn trong phiên đầu tuần, thậm chí còn mạnh hơn, khi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình nợ công ở cả hai bờ Đại Tây Dương, trong đó có khả năng Italy và Tây Ban Nha có thể cũng cần tới một gói cứu trợ.
Đóng cửa phiên 8/8, tất cả các thị trường trong khu vực đều đỏ lửa, với các mức giảm điểm rất cao.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng chốt phiên để mất tới 455,57 điểm, tương đương 2,17% xuống 20.490,57 điểm.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite lùi 99,60 điểm, tương đương mất 3,79%, về 2.526,82 điểm - mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/7/2010 của chỉ số này.
Tuy nhiên, đà bán tháo đã phần nào bị chặn lại ở cuối phiên, mặc dù niềm tin của các nhà đầu tư vẫn chưa được phục hồi do tình hình rối loạn ở các thị trường bên ngoài còn trong nước thì lạm phát cao.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei-225 đóng cửa để mất 2,18%, tương ứng với giảm 202,32 điểm, về 9.097,56 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 tới nay - thời điểm nước Nhật chịu thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân.
Ngay từ đầu phiên, Nikeei 225 đã để tuột tới 1,40% giá trị và sự lao dốc càng tăng lên vào phiên chiều do các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi sự bán đổ bán tháo tại các thị trường khác trong khu vực.
Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản vẫn tỏ ra "kiên cường hơn" so với các thị trường châu Á khác, khi hết phiên chỉ để mất có 2,18% sau khi ngân hàng trung ương nước này mua vào các quỹ có liên quan đến các chỉ số chứng khoán trong khuôn khổ chương trình mua bán tài sản nhằm giúp vực dậy nền kinh tế.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, chứng khoán Nhật có khả năng còn giảm tiếp trong tuần này, đặc biệt nếu chứng khoán Mỹ tiếp tục đà lao dốc từ tuần trước.
Hiện vẫn còn quá sớm để đẩy lùi tác động của lần hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đầu tiên của nước Mỹ lên các thị trường tài chính và chứng khoán thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên, khó có khả năng Nikkei-225 sẽ rơi sâu hơn mức đáy 8.227,63 điểm được lập sau trận động đất, sóng thần hồi tháng Ba vừa qua.
Các thị trường khác như Sydney, Seoul, Wellington, Singapore, Manila cũng đều trượt sâu, với các mức giảm rất cao, lần lượt là 1,96%; 6,3%; 2,30%; 3,70% và 2,40%.
Trước đó, trong phiên cuối tuần trước (5/8), chứng khoán toàn cầu cũng đã lao dốc mạnh - ngay cả trước khi có tuyên bố của S&P - sau khi các thị trường đón nhận một loạt số liệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ cùng cảnh báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Brown Brothers Harriman cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ khu vực Eurozone có thể sẽ lan rộng sang một số nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích thị trường Ben Potter của IG Markets, các cổ phiếu có thể sẽ hồi phục sau khi suy giảm quá mạnh trong hai phiên cuối tuần trước, qua đó chỉ số Dow Jones ghi nhận đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.
Nhà phân tích này cho rằng, chắc chắn sẽ có cơ hội để các nhà đầu tư mua gom dần cổ phiếu ở các mức giá thấp hiện nay khi họ bắt đầu nhận ra rằng thị trường đã phản ứng thái quá với những thông tin xấu.
Ông nhận định: "Không một ai thực sự hiểu được đầy đủ tất cả những gì liên quan đến việc hạ bậc tín dụng lần này của Mỹ - nguyên nhân dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi thị trường hiện nay. Đây là một trường hợp kinh điển về việc cứ bán tống bán tháo trước đã rồi sau đó mới tìm hiểu tại sao lại thế."
Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's vào ngày cuối tuần qua đã công bố hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ công của Mỹ từ mức cao nhất AAA xuống mức AA+, một sự kiện xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử với đánh giá bi quan về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Quyết định trên của S&P đã bị Washignton chỉ trích mạnh mẽ với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, hãng đánh giá tín dụng này đã có một "phán quyết kinh khủng" và khẳng định rằng trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn an toàn hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, với những lo ngại ngày càng dâng cao về khả năng cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone sẽ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mới, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng lên tiếng hứa hẹn rằng sẽ mua lại một phần lớn các trái phiếu chính phủ của các nước Eurozone.
Theo ECB, ngân hàng này sẽ tái mua tiếp các trái phiếu chính phủ sau khi Italy và Tây Ban Nha công bố các giải pháp kinh tế khắc khổ nhằm thúc đẩy kinh tế, trong khi Pháp và Đức đã nhất trí thúc đẩy việc thực thi một kế hoạch tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai mà hai bên đã đạt được tại một cuộc họp cấp cao vào tháng trước.
Cũng trong nỗi lo ngại về một sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, được cho là có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng 2008, các lãnh đạo châu Âu đã có các cuộc điện đàm với Washington từ Berlin, London, và Paris trong ngày 7/8 nhằm tìm cách tháo gỡ cơn thủy triều suy giảm.
Trong một thông cáo chung ra ngày 7/8, lãnh đạo nhóm G7 bao gồm Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy, Nhật Bản và Mỹ cam kết sẽ "áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giúp ổn định và phát triển hệ thống tài chính, và nỗ lực giải quyết những căng thẳng phát sinh từ những khó khăn hiện tại trong các vấn đề như thâm hụt tài khóa, nợ công và tăng trưởng, đồng thời hoan nghênh những hành động mang tính quyết định tại Mỹ và châu Âu."
Những động thái trên của nhóm G7 và ECB đã được giám đốc quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 7/8 hoan nghênh khi nói rằng những động thái này đã "góp phần duy trì niềm tin và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu."./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)