Các thị trường chứng khoán châu Á lên xuống trái chiều trong phiên giao dịch ngày 22/10, khi những hy vọng mong manh về kinh tế toàn cầu không ngăn được hoạt động chốt lời sau đợt tăng mạnh của tuần trước, trong khi việc Phố Wall lao dốc cũng gây thêm sức ép bán ra.
Tuy nhiên, hoạt động mua vào vào cuối phiên đã đẩy một số thị trường đi lên.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,4%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 8,03 điểm, hay 0,09%, lên 9.010,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 4,46 điểm, hay 0,21%, lên 2.132,76 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 145,79 điểm, hay 0,68%, lên 21.697,55 điểm. Ở chiều ngược lại chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,25 điểm, hay 0,12%, xuống 1.941,59 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 30,1 điểm, hay 0,66%, xuống 4.541 điểm.
Chiến lược gia trưởng của CMC Market, Ric Spooner, cho rằng các thị trường chứng khoán đang trở nên dễ tổn thương hơn trước sự điều chỉnh sau đà phục hồi liên tục những tuần gần đây. Trong bối cảnh đó, các báo cáo lợi nhuận gây thất vọng của các doanh nghiệp Mỹ hồi cuối tuần trước kết hợp với việc Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) không đạt được những tiến triển cụ thể đã gây nên tình trạng bán tháo.
Kết quả kinh doanh của các tập đoàn lớn trên Phố Wall là Microsoft, General Electric và McDonald's đã gây bất ngờ cho các nhà giao dịch, khiến Phố Wall chìm trong sắc đỏ phiên cuối tuần trước và tác động đến toàn bộ các thị trường châu Á trong phiên giao dịch đầu tuần này. Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh của EU đã kết thúc với kế hoạch thành lập một liên minh và cơ quan giám sát ngân hàng ở Khu vực đồng euro. Tuy nhiên, việc kế hoạch này sẽ phải chờ đến cuối năm tới mới được thực hiện sẽ là quá muộn với các ngân hàng đang cần cứu trợ khẩn cấp của Tây Ban Nha.
Tại Nhật Bản, những số liệu mới công bố cho thấy hoạt động thương mại trong tháng 9 của nước này là yếu kém nhất trong hơn 30 năm, khi tình trạng giảm sút chung trên toàn cầu và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã tác động đến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Nhật Bản thâm hụt thương mại 558,6 tỷ yên (7 tỷ USD), trong khi đạt thặng dư 288,8 tỷ yên vào cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường có thể khá im ắng khi nhà đầu tư chờ các số liệu về doanh số bán nhà, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và GDP quý 3 mà Mỹ công bố trong tuần này cũng như một loạt các báo cáo lợi nhuận từ các công ty Mỹ, trong đó có Yahoo Inc. và Texas Instruments Inc. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới và những diễn biến của khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư./.
Tuy nhiên, hoạt động mua vào vào cuối phiên đã đẩy một số thị trường đi lên.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,4%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 8,03 điểm, hay 0,09%, lên 9.010,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 4,46 điểm, hay 0,21%, lên 2.132,76 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 145,79 điểm, hay 0,68%, lên 21.697,55 điểm. Ở chiều ngược lại chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,25 điểm, hay 0,12%, xuống 1.941,59 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 30,1 điểm, hay 0,66%, xuống 4.541 điểm.
Chiến lược gia trưởng của CMC Market, Ric Spooner, cho rằng các thị trường chứng khoán đang trở nên dễ tổn thương hơn trước sự điều chỉnh sau đà phục hồi liên tục những tuần gần đây. Trong bối cảnh đó, các báo cáo lợi nhuận gây thất vọng của các doanh nghiệp Mỹ hồi cuối tuần trước kết hợp với việc Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) không đạt được những tiến triển cụ thể đã gây nên tình trạng bán tháo.
Kết quả kinh doanh của các tập đoàn lớn trên Phố Wall là Microsoft, General Electric và McDonald's đã gây bất ngờ cho các nhà giao dịch, khiến Phố Wall chìm trong sắc đỏ phiên cuối tuần trước và tác động đến toàn bộ các thị trường châu Á trong phiên giao dịch đầu tuần này. Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh của EU đã kết thúc với kế hoạch thành lập một liên minh và cơ quan giám sát ngân hàng ở Khu vực đồng euro. Tuy nhiên, việc kế hoạch này sẽ phải chờ đến cuối năm tới mới được thực hiện sẽ là quá muộn với các ngân hàng đang cần cứu trợ khẩn cấp của Tây Ban Nha.
Tại Nhật Bản, những số liệu mới công bố cho thấy hoạt động thương mại trong tháng 9 của nước này là yếu kém nhất trong hơn 30 năm, khi tình trạng giảm sút chung trên toàn cầu và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã tác động đến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Nhật Bản thâm hụt thương mại 558,6 tỷ yên (7 tỷ USD), trong khi đạt thặng dư 288,8 tỷ yên vào cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường có thể khá im ắng khi nhà đầu tư chờ các số liệu về doanh số bán nhà, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và GDP quý 3 mà Mỹ công bố trong tuần này cũng như một loạt các báo cáo lợi nhuận từ các công ty Mỹ, trong đó có Yahoo Inc. và Texas Instruments Inc. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới và những diễn biến của khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư./.
Lê Minh (TTXVN)