Chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 15/11 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do dự đoán Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát, trong khi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung euro khiến các nhà đầu tư thận trọng.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/11. Cuối tuần trước, chỉ số này mất 1,9%, mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ cuối tháng Sáu.
Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 102,7 điểm, hay 1,06%, lên 9.827,51 điểm, khi đồng yen yếu và chính phủ nước này thông báo tăng trưởng kinh tế trong quý III/2010 đạt 3,9%, cao hơn so với dự kiến.
Chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý vừa qua, song sự cải thiện này có thể không kéo dài, với dự đoán về sự suy giảm trong quý cuối năm, khi xuất khẩu chậm lại.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong mất 195,4 điểm, hay 0,81%, xuống 24.027,18 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia mất 4,7 điểm, hay 0,1%, xuống 4.688 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 75,4 điểm, hay 0,91%, xuống 8.240,65 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 28,98 điểm, hay 0,97%, lên 3.014,41 điểm, sau khi giảm hơn 5% vào cuối tuần trước, do dự đoán Bắc Kinh sẽ nâng lãi suất trở lại, sau khi tỷ lệ lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 25 tháng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,69 điểm, hay 0,04%, lên 1.913,81 điểm.
Đợt mua vào trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á nhanh chóng nhường chỗ cho làn sóng bán ra khi chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đi xuống theo đà sụt giảm cuối tuần trước. Các nhà phân tích nhận định thị trường sẽ biến động hơn vào cuối năm, khi Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh nhằm giữ kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường.
Theo một nhà giao dịch ở Thượng Hải, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc rất có thể sẽ sớm nâng lãi suất trở lại.
Trong khi đó, hiện vẫn chưa rõ ràng về các vấn đề hỗ trợ tài chính cho Ireland, khi nước này không bác bỏ khả năng phải nhờ đến sự giúp đỡ của châu Âu để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ, song cũng chưa đề nghị về sự trợ giúp.
Các thị trường cũng không hài lòng về các hội nghị thượng đỉnh của G20 và APEC, khi các nhà lãnh đạo hai nhóm này đã không tiến gần hơn đến các biện pháp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng mới.
Nhiều nhà phân tích dự báo các thị trường đã đến lúc đi xuống, khi hoạt động chốt lời bắt đầu sau đà phục hồi kéo dài hai tháng và các nhà giao dịch ngừng mua vào trong thời điểm sắp kết thúc năm này./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/11. Cuối tuần trước, chỉ số này mất 1,9%, mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ cuối tháng Sáu.
Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 102,7 điểm, hay 1,06%, lên 9.827,51 điểm, khi đồng yen yếu và chính phủ nước này thông báo tăng trưởng kinh tế trong quý III/2010 đạt 3,9%, cao hơn so với dự kiến.
Chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý vừa qua, song sự cải thiện này có thể không kéo dài, với dự đoán về sự suy giảm trong quý cuối năm, khi xuất khẩu chậm lại.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong mất 195,4 điểm, hay 0,81%, xuống 24.027,18 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia mất 4,7 điểm, hay 0,1%, xuống 4.688 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 75,4 điểm, hay 0,91%, xuống 8.240,65 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 28,98 điểm, hay 0,97%, lên 3.014,41 điểm, sau khi giảm hơn 5% vào cuối tuần trước, do dự đoán Bắc Kinh sẽ nâng lãi suất trở lại, sau khi tỷ lệ lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 25 tháng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,69 điểm, hay 0,04%, lên 1.913,81 điểm.
Đợt mua vào trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á nhanh chóng nhường chỗ cho làn sóng bán ra khi chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đi xuống theo đà sụt giảm cuối tuần trước. Các nhà phân tích nhận định thị trường sẽ biến động hơn vào cuối năm, khi Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh nhằm giữ kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường.
Theo một nhà giao dịch ở Thượng Hải, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc rất có thể sẽ sớm nâng lãi suất trở lại.
Trong khi đó, hiện vẫn chưa rõ ràng về các vấn đề hỗ trợ tài chính cho Ireland, khi nước này không bác bỏ khả năng phải nhờ đến sự giúp đỡ của châu Âu để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ, song cũng chưa đề nghị về sự trợ giúp.
Các thị trường cũng không hài lòng về các hội nghị thượng đỉnh của G20 và APEC, khi các nhà lãnh đạo hai nhóm này đã không tiến gần hơn đến các biện pháp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng mới.
Nhiều nhà phân tích dự báo các thị trường đã đến lúc đi xuống, khi hoạt động chốt lời bắt đầu sau đà phục hồi kéo dài hai tháng và các nhà giao dịch ngừng mua vào trong thời điểm sắp kết thúc năm này./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)