Các thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 17/11 cùng chung xu hướng bán tháo trên toàn cầu.
Xu hướng này xuất hiện là do những lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ quyết định tăng lãi suất trong tuần này để kiềm chế lạm phát, và sau khi các cuộc họp cấp cao ở châu Âu không đưa ra được một giải pháp rõ ràng cho việc giải quyết khủng hoảng nợ ở Ireland.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/10, đánh dấu phiên giảm điểm thứ 8 liên tiếp.
Tâm lý giới đầu tư trở nên cảnh giác sau khi cuộc họp vốn rất được quan tâm của các bộ trưởng tài chính châu Âu kết thúc mà không đạt được nhất trí về việc giải cứu đất nước Ireland đang chìm trong nợ nần. Tuy nhiên, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) khẳng định họ đã sẵn sàng ra tay hỗ trợ khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn của Ireland.
Cùng với đó, những đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những bước đi nhằm kiềm chết nền kinh tế đang tăng trương quá nóng, với khả năng sẽ tăng lãi suất vào ngày 19/11, sau khi tỷ lệ lạm phát tháng 10/2010 đã vọt lên mức cao nhất trong 25 tháng, cũng là nhân tố chi phối các thị trường chứng khoán châu Á.
Củng cố thêm những đồn đoán này là tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Chính phủ nước này đang soạn thảo các biện pháp nhằm chặn đà tăng giá mạnh của các hàng hóa.
Tại thị trường chứng khoán Hongkong kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 478,56 điểm, tức 2,02% so với phiên xuống 23.214,46 điểm, với cổ phiếu các công ty phát triển bất động sản và tài nguyên của đại lục dẫn đầu đà mất giá. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 55,68 điểm (1,92%) xuống 2.838,86 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này cũng giảm 76 điểm (1,62%) xuống 4.624,3 điểm, với cổ phiếu của các công ty như BHP Billiton và Rio Tinto giảm hơn 2%; còn chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 2,02 điểm (0,11%) xuống 1.897,11 điểm.
Trong phiên này, thị trường chứng khoán Nhật Bản là điểm sáng duy nhất của toàn khu vực, mặc dù mức tăng cũng không đáng kể. Chỉ số Nikkei-225 kết thúc phiên tăng 14,56 điểm (0,15%) lên 9.811,66 điểm.
Các nhà phân tích ở Tokyo chỉ ra rằng triển vọng thị trường không phải là hoàn toàn ảm đạm, do một số công ty Nhật Bản bắt đầu trở nên vững mạnh hơn, với các tập đoàn tài chính MUFG và Mizuho Financial vài tuần gần đây đã có động tái mua vào các tài sản nước ngoài, và các nhà xuất khẩu Nhật Bản cũng đang được hỗ trợ bởi việc đồng yên giảm giá so với USD.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia thuộc công ty chứng khoán Okasan Securities, cho biết ngay cả khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chút ít, tác động của nó đối với doanh thu của các công ty Nhật Bản sẽ vẫn hạn chế nếu đồng USD tăng giá.
Ông Yutaka Yoshii thuộc công ty Mito Securities cho rằng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Tokyo có thể sẽ tăng lên bởi giới đầu tư đang bắt đầu hướng sự chú ý vào các cổ phiếu của Nhật Bản, khi mà thị trường này kể từ trước đó trong tháng này đã hoạt động tốt hơn các thị trường chứng khoán lớn khác, sau khi bị tụt hậu trong thời gian khá dài.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan và New Zealand đều giảm điểm.
Phiên này, thị trường chứng khoán Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đóng cửa nghỉ lễ./.
Xu hướng này xuất hiện là do những lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ quyết định tăng lãi suất trong tuần này để kiềm chế lạm phát, và sau khi các cuộc họp cấp cao ở châu Âu không đưa ra được một giải pháp rõ ràng cho việc giải quyết khủng hoảng nợ ở Ireland.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/10, đánh dấu phiên giảm điểm thứ 8 liên tiếp.
Tâm lý giới đầu tư trở nên cảnh giác sau khi cuộc họp vốn rất được quan tâm của các bộ trưởng tài chính châu Âu kết thúc mà không đạt được nhất trí về việc giải cứu đất nước Ireland đang chìm trong nợ nần. Tuy nhiên, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) khẳng định họ đã sẵn sàng ra tay hỗ trợ khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn của Ireland.
Cùng với đó, những đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những bước đi nhằm kiềm chết nền kinh tế đang tăng trương quá nóng, với khả năng sẽ tăng lãi suất vào ngày 19/11, sau khi tỷ lệ lạm phát tháng 10/2010 đã vọt lên mức cao nhất trong 25 tháng, cũng là nhân tố chi phối các thị trường chứng khoán châu Á.
Củng cố thêm những đồn đoán này là tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Chính phủ nước này đang soạn thảo các biện pháp nhằm chặn đà tăng giá mạnh của các hàng hóa.
Tại thị trường chứng khoán Hongkong kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 478,56 điểm, tức 2,02% so với phiên xuống 23.214,46 điểm, với cổ phiếu các công ty phát triển bất động sản và tài nguyên của đại lục dẫn đầu đà mất giá. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 55,68 điểm (1,92%) xuống 2.838,86 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này cũng giảm 76 điểm (1,62%) xuống 4.624,3 điểm, với cổ phiếu của các công ty như BHP Billiton và Rio Tinto giảm hơn 2%; còn chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 2,02 điểm (0,11%) xuống 1.897,11 điểm.
Trong phiên này, thị trường chứng khoán Nhật Bản là điểm sáng duy nhất của toàn khu vực, mặc dù mức tăng cũng không đáng kể. Chỉ số Nikkei-225 kết thúc phiên tăng 14,56 điểm (0,15%) lên 9.811,66 điểm.
Các nhà phân tích ở Tokyo chỉ ra rằng triển vọng thị trường không phải là hoàn toàn ảm đạm, do một số công ty Nhật Bản bắt đầu trở nên vững mạnh hơn, với các tập đoàn tài chính MUFG và Mizuho Financial vài tuần gần đây đã có động tái mua vào các tài sản nước ngoài, và các nhà xuất khẩu Nhật Bản cũng đang được hỗ trợ bởi việc đồng yên giảm giá so với USD.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia thuộc công ty chứng khoán Okasan Securities, cho biết ngay cả khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chút ít, tác động của nó đối với doanh thu của các công ty Nhật Bản sẽ vẫn hạn chế nếu đồng USD tăng giá.
Ông Yutaka Yoshii thuộc công ty Mito Securities cho rằng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Tokyo có thể sẽ tăng lên bởi giới đầu tư đang bắt đầu hướng sự chú ý vào các cổ phiếu của Nhật Bản, khi mà thị trường này kể từ trước đó trong tháng này đã hoạt động tốt hơn các thị trường chứng khoán lớn khác, sau khi bị tụt hậu trong thời gian khá dài.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan và New Zealand đều giảm điểm.
Phiên này, thị trường chứng khoán Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đóng cửa nghỉ lễ./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)