Không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 15/5, do mối lo ngại của giới đầu tư về tình hình bất ổn chính trị tại Hy Lạp không những vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt mà còn lan rộng hơn sau khi các đảng phải chính trị của nước này tuyên bố cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh đã thất bại.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 63,35 điểm, tương đương 0,5%, đóng cửa ở mức 12.632 điểm, bất chấp sự phục hồi tăng 1,3% của giá cổ phiếu JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 mất 7,69 điểm (0,57%), xuống 1.330,66 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng hạ 8,82 điểm (0,30%), còn 2.893,76 điểm.
Chỉ vài phút trước khi Phố Wall mở cửa đã xuất hiện những thông tin cho hay nỗ lực thành lập chính phủ tại Hy Lạp tiếp tục thất bại, làm gia tăng khả năng Athens sẽ không đạt được các điều kiện của gói giải cứu do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra. Điều này có thể buộc Hy Lạp phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và khiến thị trường toàn cầu bị chao đảo.
Văn phòng của Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới vào tháng Sáu tới.
Bên cạnh đó, hoạt động bán tháo càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong buổi chiều khi có nguồn tin cho biết những người gửi tiền tại Hy Lạp đã rút 700 triệu euro ra khỏi các ngân hàng trong nước vào ngày 14/5 vừa qua, khiến “sắc đỏ” tiếp tục thống lĩnh thị trường chứng khoán Mỹ và làm lu mờ các số liệu kinh tế tích cực từ cường quốc kinh tế số một thế giới này.
Chính phủ Mỹ ngày 15/5 vừa công bố báo cáo cho thấy chỉ số niềm tin của các nhà xây dựng Mỹ trong tháng Năm đã tăng lên mức cao nhất trong vòng năm năm qua, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng cho thị trường. Nhóm cổ phiếu của các công ty xây dựng tăng khá mạnh như Lennar tăng 3%, Hovnanian nhảy vọt 10%.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ và tỷ lệ lạm phát trong tháng 4/2012 tại Mỹ cũng gần đạt tới mức kỳ vọng, góp phần củng cố lòng tin cho giới đầu tư cổ phiếu. Cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 4/2012 của Mỹ tăng 0,1%, thấp hơn so với dự báo của các nhà kinh tế và mức tăng tương ứng 0,7% của tháng Ba. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cùng kỳ cũng không biến động đáng kể khi chỉ tăng 0,3%.
Cũng trong phiên giao dịch 15/5, diễn biến tại các thị trường cổ phiếu châu Âu cũng không “sáng sủa” hơn trước nỗi lo mang tên Hy Lạp, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế tại Đức trong ba tháng đầu năm 2012 tốt hơn dự kiến. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý 1/2012 đạt 0,5%, cao hơn mức dự báo trước đó, giúp kinh tế Eurozone và Liên minh châu Âu (EU) thoát khỏi suy thoái với các mức tăng trưởng lần lượt là 0% và 0,1%.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,51%, xuống còn 5.437,62 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tụt 0,61%, xuống 3.039,27 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 0,79%, chốt ở mức 6.401,06 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/5, xu hướng giảm điểm vẫn chưa chịu “buông tha” các thị trường chứng khoán châu Á do tình hình khủng hoảng chính trị dai dẳng tại châu Âu. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của nhật Bản giảm 34,96 điểm (0,39%), xuống còn 8.865,78 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong cũng lần lượt mất 8,57 điểm (0,36%) và 238,97 điểm (1,2%), xuống 2.366,27 điểm và 19.655,34 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 63,35 điểm, tương đương 0,5%, đóng cửa ở mức 12.632 điểm, bất chấp sự phục hồi tăng 1,3% của giá cổ phiếu JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 mất 7,69 điểm (0,57%), xuống 1.330,66 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng hạ 8,82 điểm (0,30%), còn 2.893,76 điểm.
Chỉ vài phút trước khi Phố Wall mở cửa đã xuất hiện những thông tin cho hay nỗ lực thành lập chính phủ tại Hy Lạp tiếp tục thất bại, làm gia tăng khả năng Athens sẽ không đạt được các điều kiện của gói giải cứu do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra. Điều này có thể buộc Hy Lạp phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và khiến thị trường toàn cầu bị chao đảo.
Văn phòng của Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới vào tháng Sáu tới.
Bên cạnh đó, hoạt động bán tháo càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong buổi chiều khi có nguồn tin cho biết những người gửi tiền tại Hy Lạp đã rút 700 triệu euro ra khỏi các ngân hàng trong nước vào ngày 14/5 vừa qua, khiến “sắc đỏ” tiếp tục thống lĩnh thị trường chứng khoán Mỹ và làm lu mờ các số liệu kinh tế tích cực từ cường quốc kinh tế số một thế giới này.
Chính phủ Mỹ ngày 15/5 vừa công bố báo cáo cho thấy chỉ số niềm tin của các nhà xây dựng Mỹ trong tháng Năm đã tăng lên mức cao nhất trong vòng năm năm qua, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng cho thị trường. Nhóm cổ phiếu của các công ty xây dựng tăng khá mạnh như Lennar tăng 3%, Hovnanian nhảy vọt 10%.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ và tỷ lệ lạm phát trong tháng 4/2012 tại Mỹ cũng gần đạt tới mức kỳ vọng, góp phần củng cố lòng tin cho giới đầu tư cổ phiếu. Cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 4/2012 của Mỹ tăng 0,1%, thấp hơn so với dự báo của các nhà kinh tế và mức tăng tương ứng 0,7% của tháng Ba. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cùng kỳ cũng không biến động đáng kể khi chỉ tăng 0,3%.
Cũng trong phiên giao dịch 15/5, diễn biến tại các thị trường cổ phiếu châu Âu cũng không “sáng sủa” hơn trước nỗi lo mang tên Hy Lạp, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế tại Đức trong ba tháng đầu năm 2012 tốt hơn dự kiến. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý 1/2012 đạt 0,5%, cao hơn mức dự báo trước đó, giúp kinh tế Eurozone và Liên minh châu Âu (EU) thoát khỏi suy thoái với các mức tăng trưởng lần lượt là 0% và 0,1%.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,51%, xuống còn 5.437,62 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tụt 0,61%, xuống 3.039,27 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 0,79%, chốt ở mức 6.401,06 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/5, xu hướng giảm điểm vẫn chưa chịu “buông tha” các thị trường chứng khoán châu Á do tình hình khủng hoảng chính trị dai dẳng tại châu Âu. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của nhật Bản giảm 34,96 điểm (0,39%), xuống còn 8.865,78 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong cũng lần lượt mất 8,57 điểm (0,36%) và 238,97 điểm (1,2%), xuống 2.366,27 điểm và 19.655,34 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)