Những thông tin xung quanh các chương trình nới lỏng có định lượng (QE) của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là nhân tố chính chi phối thị trường chứng khoán Mỹ trong suốt tuần qua.
Bên cạnh đó, các số liệu trái chiều của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng dẫn dắt diễn biến trồi sụt thất thường của Phố Wall, khi giới đầu tư luôn phải canh cánh nỗi lo về vấn đề ngân sách của Mỹ, bất chấp các thương vụ mua bán và sáp nhập giữa một vài doanh nghiệp lớn đang gia tăng đáng kể.
Khi hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đã mở cửa trở lại vào ngày đầu tuần (18/2) sau một tuần nghỉ Tết truyền thống thì Phố Wall lại đóng cửa nghỉ lễ President's Day.
Tới ngày 19/2, chứng khoán Mỹ đã nối lại hoạt động giao dịch với các mức tăng ấn tượng ở cả ba chỉ số chính.
Đáng chú ý là chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã cùng “vọt” lên mức cao nhất trong vòng năm năm qua, chủ yếu được hỗ trợ bởi các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra sôi động, sau khi hãng hàng không American Airlines lớn nhất nước Mỹ vừa ký thỏa thuận sáp nhập với đối thủ đồng hương US Airways để trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới.
Điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư vẫn đang tích cực đổ vốn vào thị trường và mang lại sự hưng phấn cho chứng khoán Mỹ.
Tuy nhiên, ngay phiên giao dịch 20/2, diễn biến trên Phố Wall đã hoàn toàn thay đổi, các mã cổ phiếu đồng loạt quay đầu đi xuống, sau khi FED công bố biên bản cuộc họp hồi tháng 1/2013 cho hay nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng có định lượng (QE) đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi nước này chứng kiến mức tăng trưởng âm trong quý 4/2012.
Trước khả năng FED phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư (VIX) đã tăng 19,3%- mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Ngoài ra, tâm lý của giới đầu tư còn bị tác động tiêu cực bởi các số liệu về thị trường nhà đất của Mỹ.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công tại nước này trong tháng 1/2013 chỉ đạt mức 890.000 căn, giảm 8,5% so với tháng trước đó.
Mức suy giảm này đã được dự đoán từ trước song số nhà xây mới trong tháng Một vừa qua vẫn thấp hơn mức ước tính của giới phân tích là 914.000 căn và cao hơn mức trung bình của năm 2012 là 780 căn.
“Sắc đỏ” vẫn đeo bám thị trường cổ phiếu Mỹ trong phiên giao dịch tiếp đó (21/2), bắt nguồn từ một loạt số liệu không mấy tích cực của kinh tế Mỹ và châu Âu, trong đó có chỉ số quản lý sức mua (PMI) yếu kém tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hoạt động chế tạo không như kỳ vọng của khu vực mid-Atlantic tại Mỹ và lượng người đăng ký thất nghiệp mới hàng tuần tại Mỹ trong tuần trước.
Thông tin này đã nhấn chìm những hy vọng về đà hồi phục kinh tế của Eurozone và khiến nhiều người thêm phần hoài nghi về “sức khỏe” của nền kinh tế số 1 thế giới, giữa bối cảnh các nhà chức trách của FED còn đang tranh luận về việc liệu có nên tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu hay không, trong khi hạn chót 1/3 cho quyết định về cắt giảm chi tiêu của Nhà Trắng cũng đang tới gần.
Tuy vậy, tới phiên giao dịch cuối tuần (ngày 22/2), thị trường chứng khoán Mỹ lại đảo chiều tăng mạnh, sau khi Chủ tịch FED khu vực St. Louis, ông James Bullard, trấn an giới đầu tư rằng chương trình QE vẫn sẽ được tiếp tục trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, ủy viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Jerome Rowell, lên tiếng ủng hộ chương trình này bởi ông cho rằng nó góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh được 119,95 điểm, tương đương 0,86%, lên mức 14.000,57 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 13,18 điểm (0,88%), lên mức 1.515,60 điểm.
Tương tự, chỉ số Nasdaq Composite cũng vọt tăng 30,33 điểm (0,97%), lên chốt ở mức 3.161,82 điểm.
Với kết quả này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm điểm liên tiếp khi nhích nhẹ 0,1% trong cả tuần này, S&P 500 và Nasdaq Composite lại chứng kiến tuần giảm điểm đầu tiên trong năm 2013, lần lượt hạ 0,3% và gần 1%./.
Bên cạnh đó, các số liệu trái chiều của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng dẫn dắt diễn biến trồi sụt thất thường của Phố Wall, khi giới đầu tư luôn phải canh cánh nỗi lo về vấn đề ngân sách của Mỹ, bất chấp các thương vụ mua bán và sáp nhập giữa một vài doanh nghiệp lớn đang gia tăng đáng kể.
Khi hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đã mở cửa trở lại vào ngày đầu tuần (18/2) sau một tuần nghỉ Tết truyền thống thì Phố Wall lại đóng cửa nghỉ lễ President's Day.
Tới ngày 19/2, chứng khoán Mỹ đã nối lại hoạt động giao dịch với các mức tăng ấn tượng ở cả ba chỉ số chính.
Đáng chú ý là chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã cùng “vọt” lên mức cao nhất trong vòng năm năm qua, chủ yếu được hỗ trợ bởi các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra sôi động, sau khi hãng hàng không American Airlines lớn nhất nước Mỹ vừa ký thỏa thuận sáp nhập với đối thủ đồng hương US Airways để trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới.
Điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư vẫn đang tích cực đổ vốn vào thị trường và mang lại sự hưng phấn cho chứng khoán Mỹ.
Tuy nhiên, ngay phiên giao dịch 20/2, diễn biến trên Phố Wall đã hoàn toàn thay đổi, các mã cổ phiếu đồng loạt quay đầu đi xuống, sau khi FED công bố biên bản cuộc họp hồi tháng 1/2013 cho hay nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng có định lượng (QE) đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi nước này chứng kiến mức tăng trưởng âm trong quý 4/2012.
Trước khả năng FED phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư (VIX) đã tăng 19,3%- mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Ngoài ra, tâm lý của giới đầu tư còn bị tác động tiêu cực bởi các số liệu về thị trường nhà đất của Mỹ.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công tại nước này trong tháng 1/2013 chỉ đạt mức 890.000 căn, giảm 8,5% so với tháng trước đó.
Mức suy giảm này đã được dự đoán từ trước song số nhà xây mới trong tháng Một vừa qua vẫn thấp hơn mức ước tính của giới phân tích là 914.000 căn và cao hơn mức trung bình của năm 2012 là 780 căn.
“Sắc đỏ” vẫn đeo bám thị trường cổ phiếu Mỹ trong phiên giao dịch tiếp đó (21/2), bắt nguồn từ một loạt số liệu không mấy tích cực của kinh tế Mỹ và châu Âu, trong đó có chỉ số quản lý sức mua (PMI) yếu kém tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hoạt động chế tạo không như kỳ vọng của khu vực mid-Atlantic tại Mỹ và lượng người đăng ký thất nghiệp mới hàng tuần tại Mỹ trong tuần trước.
Thông tin này đã nhấn chìm những hy vọng về đà hồi phục kinh tế của Eurozone và khiến nhiều người thêm phần hoài nghi về “sức khỏe” của nền kinh tế số 1 thế giới, giữa bối cảnh các nhà chức trách của FED còn đang tranh luận về việc liệu có nên tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu hay không, trong khi hạn chót 1/3 cho quyết định về cắt giảm chi tiêu của Nhà Trắng cũng đang tới gần.
Tuy vậy, tới phiên giao dịch cuối tuần (ngày 22/2), thị trường chứng khoán Mỹ lại đảo chiều tăng mạnh, sau khi Chủ tịch FED khu vực St. Louis, ông James Bullard, trấn an giới đầu tư rằng chương trình QE vẫn sẽ được tiếp tục trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, ủy viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Jerome Rowell, lên tiếng ủng hộ chương trình này bởi ông cho rằng nó góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh được 119,95 điểm, tương đương 0,86%, lên mức 14.000,57 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 13,18 điểm (0,88%), lên mức 1.515,60 điểm.
Tương tự, chỉ số Nasdaq Composite cũng vọt tăng 30,33 điểm (0,97%), lên chốt ở mức 3.161,82 điểm.
Với kết quả này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm điểm liên tiếp khi nhích nhẹ 0,1% trong cả tuần này, S&P 500 và Nasdaq Composite lại chứng kiến tuần giảm điểm đầu tiên trong năm 2013, lần lượt hạ 0,3% và gần 1%./.
Minh Trang (TTXVN)