Thị trường chứng khoán bước sang tháng Tư với những phiên giao dịch khá trầm lắng. Theo các chuyên gia, sự sụt giảm về số lượng và giá trị chuyển nhượng trên cả hai sàn Bắc-Nam là một tín hiệu tiêu cực.
Mặc dù hai chỉ số chính vẫn giữ đà tăng, VN-Index đi từ mức 441,03 điểm (30/3) lên 450,85 điểm (10/4) và HNX-Index tăng từ mức 72,2 điểm lên ngưỡng 75,41 điểm, song áp lực bán giá cao là khá bền bỉ, điều này chỉ ra tâm lý thị trường đang thay đổi lớn sau gần 3 tháng tăng trưởng mạnh mẽ trước đó.
Theo ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng Đầu tư, Công ty chứng khoán FLC, chỉ số trên cả hai sàn đều tiếp tục nhích lên, song giao dịch không tăng theo và có dấu hiệu đuối sức. Dòng tiền cũng sụt giảm đáng kể, cho thấy lực cầu “hứng khởi” ở mức giá mới không có và nguyên nhân cơ bản là do tâm lý nghiêng về xu hướng thận trọng.
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ số HNX-Index đang đứng trước ngưỡng cản kỹ thuật cực mạnh (77,5 điểm – 78,5 điểm). Do đó, theo ông Tuấn, muốn vượt qua ngưỡng này thị trường cần phải có một lực cầu rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế diễn biến giao dịch tháng Ba cho thấy thị trường tăng, giảm trong biên độ rộng, thể hiện sự thoát ra và phân phối lớn thuộc các tổ chức.
Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index cũng gặp phải ngưỡng kháng cự 454 điểm và về khối lượng giao dịch, đường trung bình động 3 ngày đang phát đi tín hiệu không tích cực: Đầu tháng Ba khối lượng giao dịch bình quân trên 150 triệu cổ phiếu/phiên, cuối tháng Ba giảm khoảng 120 cổ phiếu/phiên, trong khi hiện tại là 75 triệu cổ phiếu/phiên.
“Diễn biến tâm lý trên thị trường đang yếu đi và nếu gặp một phiên giảm mạnh thì khả năng giảm trung hạn là có thể. Do đó, trước mắt nguy hiểm đang nghiêng về phía người mua. Theo tôi tỷ lệ rủi ro là khoảng 6/4,” ông Tuấn dự báo.
Về phân tích cơ bản, giới chuyên gia vẫn tỏ ra khá lo ngại về các thông tin vĩ mô như khả năng tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, mặc dù phía ngân hàng đã giảm lãi suất huy động.
Thêm vào đó là hiện tượng đình đốn trong sản xuất và hàng loạt doanh nghiệp đã bị loại ra khỏi thị trường cũng tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm ước gần 12.000 đơn vị, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù khá đồng tình với quan điểm trên, song ông Lê Trần Tường Văn, chuyên viên môi giới Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cho rằng thị trường còn cơ hội, bởi hoạt động giao dịch trên thị trường đang ổn định hơn, không còn hiện tượng đột phá như trước đó.
“Hơn nữa, theo quan sát của tôi, khác với thời điểm trước đây khi thị trường yếu đi là nhà đầu tư bán và rút ra, nhưng hiện tại dòng tiền sau khi bán cổ phiếu lại nằm yên trong tài khoản, cho thấy tâm lý vẫn tiếp tục kỳ vọng và đang chờ đợi.”
Đồng thuận với nhận định này, ông Đặng Ngọc Hòa đưa ra quan điểm cũng cho hay đầu tư chứng khoán đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản… do đó dòng tiền vẫn đang duy trì trong thị trường, nên khi phân tích cũng phải lưu ý đến yếu tố này.
“Về cơ bản các chuyên gia thường quan sát lịch sử thị trường để dự báo tương lai, song diễn biến thị trường đang vận động rất khác biệt so với trước đây, do đó cần phải có thêm thời gian để kiểm chứng và đưa ra phương pháp phân tích phù hợp hơn,” ông Hòa nói./.
Theo ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng Đầu tư, Công ty chứng khoán FLC, chỉ số trên cả hai sàn đều tiếp tục nhích lên, song giao dịch không tăng theo và có dấu hiệu đuối sức. Dòng tiền cũng sụt giảm đáng kể, cho thấy lực cầu “hứng khởi” ở mức giá mới không có và nguyên nhân cơ bản là do tâm lý nghiêng về xu hướng thận trọng.
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ số HNX-Index đang đứng trước ngưỡng cản kỹ thuật cực mạnh (77,5 điểm – 78,5 điểm). Do đó, theo ông Tuấn, muốn vượt qua ngưỡng này thị trường cần phải có một lực cầu rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế diễn biến giao dịch tháng Ba cho thấy thị trường tăng, giảm trong biên độ rộng, thể hiện sự thoát ra và phân phối lớn thuộc các tổ chức.
Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index cũng gặp phải ngưỡng kháng cự 454 điểm và về khối lượng giao dịch, đường trung bình động 3 ngày đang phát đi tín hiệu không tích cực: Đầu tháng Ba khối lượng giao dịch bình quân trên 150 triệu cổ phiếu/phiên, cuối tháng Ba giảm khoảng 120 cổ phiếu/phiên, trong khi hiện tại là 75 triệu cổ phiếu/phiên.
“Diễn biến tâm lý trên thị trường đang yếu đi và nếu gặp một phiên giảm mạnh thì khả năng giảm trung hạn là có thể. Do đó, trước mắt nguy hiểm đang nghiêng về phía người mua. Theo tôi tỷ lệ rủi ro là khoảng 6/4,” ông Tuấn dự báo.
Về phân tích cơ bản, giới chuyên gia vẫn tỏ ra khá lo ngại về các thông tin vĩ mô như khả năng tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, mặc dù phía ngân hàng đã giảm lãi suất huy động.
Thêm vào đó là hiện tượng đình đốn trong sản xuất và hàng loạt doanh nghiệp đã bị loại ra khỏi thị trường cũng tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm ước gần 12.000 đơn vị, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù khá đồng tình với quan điểm trên, song ông Lê Trần Tường Văn, chuyên viên môi giới Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cho rằng thị trường còn cơ hội, bởi hoạt động giao dịch trên thị trường đang ổn định hơn, không còn hiện tượng đột phá như trước đó.
“Hơn nữa, theo quan sát của tôi, khác với thời điểm trước đây khi thị trường yếu đi là nhà đầu tư bán và rút ra, nhưng hiện tại dòng tiền sau khi bán cổ phiếu lại nằm yên trong tài khoản, cho thấy tâm lý vẫn tiếp tục kỳ vọng và đang chờ đợi.”
Đồng thuận với nhận định này, ông Đặng Ngọc Hòa đưa ra quan điểm cũng cho hay đầu tư chứng khoán đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản… do đó dòng tiền vẫn đang duy trì trong thị trường, nên khi phân tích cũng phải lưu ý đến yếu tố này.
“Về cơ bản các chuyên gia thường quan sát lịch sử thị trường để dự báo tương lai, song diễn biến thị trường đang vận động rất khác biệt so với trước đây, do đó cần phải có thêm thời gian để kiểm chứng và đưa ra phương pháp phân tích phù hợp hơn,” ông Hòa nói./.
Linh Chi (Vietnam+)