Mở cửa phiên giao dịch ngày 8/7, chứng khoán Nhật Bản tăng điểm, ngược lại diễn biến trên các thị trường châu Á khác. Diễn biến này có được sau khi số liệu cho thấy số việc làm mới được tạo ra trong tháng Sáu tại Mỹ tăng, là dấu hiệu về sự phục hồi vững vàng hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 181,1 điểm, hay 1,27%, lên 14.491,07 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 396,31 điểm, hay 1,9%, xuống 20.458,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 38,64 điểm, hay 1,93%, xuống 1.968,56 điểm.
Các doanh nghiệp Mỹ đã tuyển thêm 195.000 nhân công trong tháng trước, vượt qua mức dự đoán 165.000. Thêm vào đó, các số liệu của tháng Tư và tháng Năm cũng được điều chỉnh tăng ở mức tổng cộng 70.000. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức 7,6% khi có nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn.
Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm cao hơn dự kiến đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể bắt đầu giảm quy mô chương trình mua trái phiếu trong những tháng tới./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 181,1 điểm, hay 1,27%, lên 14.491,07 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 396,31 điểm, hay 1,9%, xuống 20.458,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 38,64 điểm, hay 1,93%, xuống 1.968,56 điểm.
Các doanh nghiệp Mỹ đã tuyển thêm 195.000 nhân công trong tháng trước, vượt qua mức dự đoán 165.000. Thêm vào đó, các số liệu của tháng Tư và tháng Năm cũng được điều chỉnh tăng ở mức tổng cộng 70.000. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức 7,6% khi có nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn.
Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm cao hơn dự kiến đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể bắt đầu giảm quy mô chương trình mua trái phiếu trong những tháng tới./.
Lê Minh (TTXVN)