Chứng khoán châu Á đã phần lớn đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 15/6 sau khi Phố Wall đêm trước (14/6) ngập trong màu xanh nhờ hy vọng ngày càng lớn thêm về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới (hay còn gọi là các biện pháp nới lỏng định lượng - QE3) sau một loạt số liệu yếu kém gần đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hy vọng các cử tri Hy Lạp sẽ ủng hộ chính sách kinh tế khắc khổ của chính phủ trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 17/6 sắp tới cũng góp phần giúp các thị trường cổ phiếu đảo chiều tăng điểm.
Tuy nhiên, đà tăng có phần bị kiềm chế khi các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với chi phí vay mượn của Tây Ban Nha (đã leo lên mức kỷ lục mới, bất chấp gói cứu trợ dành cho các ngân hàng nước này trị giá lên tới 100 tỷ euro), trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo các nhà lãnh đạo chớ nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào Berlin.
Đóng cửa phiên 15/6, hầu như tất cả các sàn chứng khoán chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt đi lên, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải ghi thêm 10,90 điểm (tương đương tăng 0,47%) lên 2.306,85 điểm; Hang Seng của Hong Kong vọt thêm 425,54 điểm (+2,26%) lên 19.233,94 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 0,43 điểm lên 8.569,32 điểm; S&P/ASX200 của Australia tiến thêm 0,37% +15,1 điểm) lên 4.057,3 điểm; và Weighted của Đài Loan tăng 1,14% (+80,73 điểm) lên 7.155,83 điểm.
Cũng giống như phiên trước, chỉ có thị trường Hàn Quốc là lại "một mình một ngựa" ngược dòng xu thế khi chỉ số KOSPI đóng cửa để mất 0,71% (-13,32 điểm) về 1.858,16 điểm.
Hưởng ứng màu xanh từ các thị trường châu Á, chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần cũng khởi sắc, với cả ba chỉ số chính của khu vực là FTSE 100 của Anh, DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp đều đồng loạt ghi điểm, với các mức tăng lần lượt là 0,45%; 0,42% và 0,57%.
Đêm trước (14/6) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng đã đảo chiều đi lên sau hai phiên trượt dốc trước đó, khi thị trường tiếp nhận những đồn đoán ngày càng gia tăng về khả năng FED có thể sẽ phải tung ra gói kích thích kinh tế mới QE3 sau một loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo số liệu mới nhất, lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước đã tăng nhiều hơn dự kiến, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) trong tháng Năm tuy tụt xuống lần đầu tiên trong hai năm qua (do giá xăng giảm), song lạm phát lõi lại tăng 0,2% tháng thứ ba liên tiếp.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có vẻ như đang "đặt cược" vào cuộc bầu cử tại Hy Lạp vào ngày cuối tuần 17/6, cũng như cuộc họp thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) vào tuần tới. Nhìn chung, tâm lý thị trường hiện đã trở nên sáng sủa hơn.
Đóng cửa phiên 14/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lao vọt, trong đó Dow Jones tiến thêm tới 155,53 điểm (1,24%) lên 12.651,91 điểm; S&P 500 tăng 14,22 điểm (1,08%) lên 1.329,10 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite gom thêm 17,72 điểm (0,63%) lên 2.836,33 điểm.
Mở cửa sớm hơn chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cùng ngày diễn biến trái chiều khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về những bất ổn của khu vực, đồng thời cũng có ý chờ đợi những diễn biến tiếp theo tại Khu vực Eurozone sau cuộc bầu cử quốc hội lần hai tại Hy Lạp diễn ra vào ngày 17/6.
Kết thúc phiên 14/6, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,31%, xuống 5.467,05 điểm. DAX 30 của Đức mất 0,23%, xuống 6.138,61 điểm; trong khi tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp lại ngược dòng đi lên, tăng thêm 0,08% lên 3.032,45 điểm./.
Hy vọng các cử tri Hy Lạp sẽ ủng hộ chính sách kinh tế khắc khổ của chính phủ trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 17/6 sắp tới cũng góp phần giúp các thị trường cổ phiếu đảo chiều tăng điểm.
Tuy nhiên, đà tăng có phần bị kiềm chế khi các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với chi phí vay mượn của Tây Ban Nha (đã leo lên mức kỷ lục mới, bất chấp gói cứu trợ dành cho các ngân hàng nước này trị giá lên tới 100 tỷ euro), trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo các nhà lãnh đạo chớ nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào Berlin.
Đóng cửa phiên 15/6, hầu như tất cả các sàn chứng khoán chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt đi lên, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải ghi thêm 10,90 điểm (tương đương tăng 0,47%) lên 2.306,85 điểm; Hang Seng của Hong Kong vọt thêm 425,54 điểm (+2,26%) lên 19.233,94 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 0,43 điểm lên 8.569,32 điểm; S&P/ASX200 của Australia tiến thêm 0,37% +15,1 điểm) lên 4.057,3 điểm; và Weighted của Đài Loan tăng 1,14% (+80,73 điểm) lên 7.155,83 điểm.
Cũng giống như phiên trước, chỉ có thị trường Hàn Quốc là lại "một mình một ngựa" ngược dòng xu thế khi chỉ số KOSPI đóng cửa để mất 0,71% (-13,32 điểm) về 1.858,16 điểm.
Hưởng ứng màu xanh từ các thị trường châu Á, chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần cũng khởi sắc, với cả ba chỉ số chính của khu vực là FTSE 100 của Anh, DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp đều đồng loạt ghi điểm, với các mức tăng lần lượt là 0,45%; 0,42% và 0,57%.
Đêm trước (14/6) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng đã đảo chiều đi lên sau hai phiên trượt dốc trước đó, khi thị trường tiếp nhận những đồn đoán ngày càng gia tăng về khả năng FED có thể sẽ phải tung ra gói kích thích kinh tế mới QE3 sau một loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo số liệu mới nhất, lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước đã tăng nhiều hơn dự kiến, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) trong tháng Năm tuy tụt xuống lần đầu tiên trong hai năm qua (do giá xăng giảm), song lạm phát lõi lại tăng 0,2% tháng thứ ba liên tiếp.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có vẻ như đang "đặt cược" vào cuộc bầu cử tại Hy Lạp vào ngày cuối tuần 17/6, cũng như cuộc họp thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) vào tuần tới. Nhìn chung, tâm lý thị trường hiện đã trở nên sáng sủa hơn.
Đóng cửa phiên 14/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lao vọt, trong đó Dow Jones tiến thêm tới 155,53 điểm (1,24%) lên 12.651,91 điểm; S&P 500 tăng 14,22 điểm (1,08%) lên 1.329,10 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite gom thêm 17,72 điểm (0,63%) lên 2.836,33 điểm.
Mở cửa sớm hơn chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cùng ngày diễn biến trái chiều khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về những bất ổn của khu vực, đồng thời cũng có ý chờ đợi những diễn biến tiếp theo tại Khu vực Eurozone sau cuộc bầu cử quốc hội lần hai tại Hy Lạp diễn ra vào ngày 17/6.
Kết thúc phiên 14/6, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,31%, xuống 5.467,05 điểm. DAX 30 của Đức mất 0,23%, xuống 6.138,61 điểm; trong khi tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp lại ngược dòng đi lên, tăng thêm 0,08% lên 3.032,45 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)