Tiếp theo phiên đỏ lửa hôm trước trên các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu, chứng khoán châu Á mở cửa phiên 6/6 cũng ngập trong sắc đỏ với cả ba chỉ số chính của khu vực đều mất điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đang để mất 0,34%; Hang Seng của Hong Kong lùi 0,73% và Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 0,69%. Trước đó, trong phiên 5/6, chứng khoán Nhật Bản đóng cửa để mất 3,83% xuống mức thấp nhất trong hai tháng trở lại đây.
Số liệu việc làm xấu hơn dự kiến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ là nguyên nhân chính kéo tất cả các thị trường chứng khoán đi xuống trong phiên hôm qua.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng mất điểm mạnh sau khi có số liệu không như kỳ vọng về lĩnh vực tạo việc làm ở khu vực tư nhân, qua đó cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn bấp bênh.
Theo số liệu công bố ngày 5/6, khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tuyển dụng được 135.000 việc làm trong tháng Năm, ít hơn 157.000 việc làm so với dự kiến của giới chuyên gia. Tuy nhiên, chỉ số quản lý sức mua của lĩnh vực dịch vụ lại tăng lên trong tháng Năm.
Thêm vào đó, "Sách Be" - báo cáo tóm tắt hàng tháng về tình hình kinh tế Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - công bố cùng ngày cho biết nền kinh tế đầu tàu này vẫn tăng trưởng với tốc độ "khiêm tốn", tuy đều đặn, song chưa được như kỳ vọng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng "chưa có sự thay đổi trong quý II và nhịp độ tăng trưởng GDP trong quý II vẫn sẽ ở dưới mức trung bình."
Tình hình trên cho thấy triển vọng về số liệu việc làm chính thức được tạo ra trong tháng Năm cùng lượng người thất nghiệp trong tháng (sẽ được công bố vào cuối ngày 8/6) có thể không mấy tích cực.
Trong bối cảnh trên, toàn bộ 30 cổ phiếu blue chip của Dow Jones đều mất điểm, trong đó trượt mạnh nhất là cổ phiếu của Intel, sụt giảm tới 2,6%, tiếp đến là Alcoa (-2,2%).
Đóng cửa phiên 5/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 216,95 điểm (1,43%) xuống 14.960,59 điểm - lần đầu tiên trong một tháng qua tụt xuống dưới ngưỡng 15.000 điểm. S&P 500 giảm 22,48 điểm (-1,38%) về 1.608,90 điểm và Nasdaq Composite lùi 43,78 điểm (-1,27%) xuống 3.401,48 điểm.
Tương tự tại châu Âu, chứng khoán khu vực cùng ngày cũng nhuộm trong sắc đỏ, với cả ba chỉ số chính đều rơi mạnh, trong đó FTSE 100 của Anh bốc hơi 2,12% xuống 6.419,31 điểm; CAC 40 của Pháp chìm 1,87% xuống 3.852,44 điểm và DAX 30 của Đức mất 1,20% về 8.196,18 điểm./.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đang để mất 0,34%; Hang Seng của Hong Kong lùi 0,73% và Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 0,69%. Trước đó, trong phiên 5/6, chứng khoán Nhật Bản đóng cửa để mất 3,83% xuống mức thấp nhất trong hai tháng trở lại đây.
Số liệu việc làm xấu hơn dự kiến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ là nguyên nhân chính kéo tất cả các thị trường chứng khoán đi xuống trong phiên hôm qua.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng mất điểm mạnh sau khi có số liệu không như kỳ vọng về lĩnh vực tạo việc làm ở khu vực tư nhân, qua đó cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn bấp bênh.
Theo số liệu công bố ngày 5/6, khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tuyển dụng được 135.000 việc làm trong tháng Năm, ít hơn 157.000 việc làm so với dự kiến của giới chuyên gia. Tuy nhiên, chỉ số quản lý sức mua của lĩnh vực dịch vụ lại tăng lên trong tháng Năm.
Thêm vào đó, "Sách Be" - báo cáo tóm tắt hàng tháng về tình hình kinh tế Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - công bố cùng ngày cho biết nền kinh tế đầu tàu này vẫn tăng trưởng với tốc độ "khiêm tốn", tuy đều đặn, song chưa được như kỳ vọng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng "chưa có sự thay đổi trong quý II và nhịp độ tăng trưởng GDP trong quý II vẫn sẽ ở dưới mức trung bình."
Tình hình trên cho thấy triển vọng về số liệu việc làm chính thức được tạo ra trong tháng Năm cùng lượng người thất nghiệp trong tháng (sẽ được công bố vào cuối ngày 8/6) có thể không mấy tích cực.
Trong bối cảnh trên, toàn bộ 30 cổ phiếu blue chip của Dow Jones đều mất điểm, trong đó trượt mạnh nhất là cổ phiếu của Intel, sụt giảm tới 2,6%, tiếp đến là Alcoa (-2,2%).
Đóng cửa phiên 5/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 216,95 điểm (1,43%) xuống 14.960,59 điểm - lần đầu tiên trong một tháng qua tụt xuống dưới ngưỡng 15.000 điểm. S&P 500 giảm 22,48 điểm (-1,38%) về 1.608,90 điểm và Nasdaq Composite lùi 43,78 điểm (-1,27%) xuống 3.401,48 điểm.
Tương tự tại châu Âu, chứng khoán khu vực cùng ngày cũng nhuộm trong sắc đỏ, với cả ba chỉ số chính đều rơi mạnh, trong đó FTSE 100 của Anh bốc hơi 2,12% xuống 6.419,31 điểm; CAC 40 của Pháp chìm 1,87% xuống 3.852,44 điểm và DAX 30 của Đức mất 1,20% về 8.196,18 điểm./.
(TTXVN)