Các thị trường chứng khoán châu Á đã tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch ngày 31/7 - phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh giới đầu tư tiếp tục kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Đóng cửa phiên 31/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 211,41 điểm lên 19.796,81 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 59,62 điểm lên 8.695,06 điểm; KOSPI của Hàn Quốc tăng 38,20 điểm lên 1.881,99 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng lên 4.269,2 điểm.
Ngay cả Weighted của Đài Loan (Trung Quốc) cũng vẫn tiến thêm 1,56% (153,8 điểm) lên 7.124,49 điểm mặc dù báo cáo chính thức cho biết nền kinh tế của vùng lãnh thổ này đã co lại 0,16% trong quý hai, lần sụt giảm đầu tiên kể từ cuối năm 2009.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là giảm điểm với chỉ số Shanghai Composite lùi nhẹ 0,30% (6,28 điểm) xuống 2.103,63 điểm.
Động lực thúc đẩy các thị trường châu Á đi lên trong phiên này là những hy vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới của FED trước những số liệu kinh tế yếu kém gần đây của Mỹ, cũng như những tuyên bố của các lãnh đạo châu Âu và Chủ tịch ECB Mario Draghi là sẽ làm mọi việc có thể để bảo vệ đồng euro.
Trong hai ngày 31/7 và 1/8, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc FED sẽ nhóm họp bàn về chính sách, trong khi vào ngày 2/8, ECB và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng sẽ ra những quyết sách mới nhất về tiền tệ trong bối cảnh các nền kinh tế này đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone.
Ngoài ra, thị trường cũng phấn khởi trước những số liệu kinh tế khá sáng sủa tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản, khi tại nước này, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Sáu đã giảm xuống còn 4,3% so với mức 4,4% của tháng Năm, và chi tiêu hộ gia đình trung bình cũng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của hãng Honda Motor trong quý hai cũng tăng mạnh, hơn gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,7 tỷ USD.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối cùng của tháng Bảy biến động không đồng nhất, với hai thị trường Anh và Pháp đỏ sàn, trong khi thị trường Đức vẫn giữ được màu xanh./.
Đóng cửa phiên 31/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 211,41 điểm lên 19.796,81 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 59,62 điểm lên 8.695,06 điểm; KOSPI của Hàn Quốc tăng 38,20 điểm lên 1.881,99 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng lên 4.269,2 điểm.
Ngay cả Weighted của Đài Loan (Trung Quốc) cũng vẫn tiến thêm 1,56% (153,8 điểm) lên 7.124,49 điểm mặc dù báo cáo chính thức cho biết nền kinh tế của vùng lãnh thổ này đã co lại 0,16% trong quý hai, lần sụt giảm đầu tiên kể từ cuối năm 2009.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là giảm điểm với chỉ số Shanghai Composite lùi nhẹ 0,30% (6,28 điểm) xuống 2.103,63 điểm.
Động lực thúc đẩy các thị trường châu Á đi lên trong phiên này là những hy vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới của FED trước những số liệu kinh tế yếu kém gần đây của Mỹ, cũng như những tuyên bố của các lãnh đạo châu Âu và Chủ tịch ECB Mario Draghi là sẽ làm mọi việc có thể để bảo vệ đồng euro.
Trong hai ngày 31/7 và 1/8, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc FED sẽ nhóm họp bàn về chính sách, trong khi vào ngày 2/8, ECB và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng sẽ ra những quyết sách mới nhất về tiền tệ trong bối cảnh các nền kinh tế này đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone.
Ngoài ra, thị trường cũng phấn khởi trước những số liệu kinh tế khá sáng sủa tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản, khi tại nước này, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Sáu đã giảm xuống còn 4,3% so với mức 4,4% của tháng Năm, và chi tiêu hộ gia đình trung bình cũng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của hãng Honda Motor trong quý hai cũng tăng mạnh, hơn gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,7 tỷ USD.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối cùng của tháng Bảy biến động không đồng nhất, với hai thị trường Anh và Pháp đỏ sàn, trong khi thị trường Đức vẫn giữ được màu xanh./.
Thùy Chi (TTXVN)