Sau phiên lên điểm trên thị trường Phố Wall song lại đi xuống trên các thị trường châu Âu trong ngày hôm trước (3/7), chứng khoán châu Á mở cửa phiên 4/7 cũng biến động trái chiều.
Shanghai Composite của Trung Quốc và Nikkei 225 của Nhật Bản đều mất điểm với các mức giảm lần lượt là 0,90% và 0,61% ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, trong khi Hang Seng của Hong Kong tăng 0,93% sau khi lao dốc mạnh phiên trước. Tại Trung Quốc, các cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng bị mất giá mạnh.
Nhà đầu tư châu Á hiện có tâm lý chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng của Chính phủ Mỹ, dự kiến công bố vào cuối ngày mai (5/7), để có cơ sở đoán định khi nào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu rút lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện tại.
Đêm trước (3/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có một phiên giao dịch khá nhẹ nhàng với các bảng điện tử kết phiên chủ yếu nằm trong vùng xanh. Đây là phiên trước khi chứng khoán Mỹ nghỉ Lễ Độc lập (Phố Wall đóng cửa không giao dịch trong ngày 4/7 - ngày Độc lập của nước Mỹ).
Phiên này, chứng khoán Mỹ được hỗ trợ nhờ các số liệu kinh tế tích cực mới được công bố, trong đó theo Bộ Lao động Mỹ, tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực tư nhân đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong tháng Sáu, trong khi lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước (kết thúc vào ngày 29/6) cũng giảm nhẹ.
Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi những thông tin không mang tính hỗ trợ như hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng 6 đã giảm xuống mức 52,2 so với mức 53,7 của tháng 5 và so với mức dự kiến 54 của giới phân tích. Những bất ổn đang diễn ra tại Ai Cập và Bồ Đào Nha dường như không ảnh hưởng mấy tới tâm lý các nhà đầu tư Phố Wall.
Đóng cửa phiên 3/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng nhẹ, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 56,14 điểm (0,38%) lên 14.988,55 điểm; S&P 500 nhích 1,33 điểm (0,08%) lên 1.615,41 điểm trong khi Nasdaq thêm 10,27 điểm (0,30%) lên 3.443,67 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày lại nhuộm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn chính trị và xã hội đang diễn ra tại Bồ Đào Nha và xa hơn là tại Ai Cập. Tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc cũng khiến chứng khoán châu Âu lùi bước. Tuy nhiên, những số liệu tích cực từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ đã đỡ lại phần nào đà lao dốc của các sàn chứng khoán trong khu vực.
Đóng cửa phiên 3/7, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 mất 1,17% xuống 6.229,87 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,03% xuống 7.829,32 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 1,08% về 3.702,01 điểm./.
Shanghai Composite của Trung Quốc và Nikkei 225 của Nhật Bản đều mất điểm với các mức giảm lần lượt là 0,90% và 0,61% ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, trong khi Hang Seng của Hong Kong tăng 0,93% sau khi lao dốc mạnh phiên trước. Tại Trung Quốc, các cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng bị mất giá mạnh.
Nhà đầu tư châu Á hiện có tâm lý chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng của Chính phủ Mỹ, dự kiến công bố vào cuối ngày mai (5/7), để có cơ sở đoán định khi nào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu rút lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện tại.
Đêm trước (3/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có một phiên giao dịch khá nhẹ nhàng với các bảng điện tử kết phiên chủ yếu nằm trong vùng xanh. Đây là phiên trước khi chứng khoán Mỹ nghỉ Lễ Độc lập (Phố Wall đóng cửa không giao dịch trong ngày 4/7 - ngày Độc lập của nước Mỹ).
Phiên này, chứng khoán Mỹ được hỗ trợ nhờ các số liệu kinh tế tích cực mới được công bố, trong đó theo Bộ Lao động Mỹ, tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực tư nhân đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong tháng Sáu, trong khi lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước (kết thúc vào ngày 29/6) cũng giảm nhẹ.
Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi những thông tin không mang tính hỗ trợ như hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng 6 đã giảm xuống mức 52,2 so với mức 53,7 của tháng 5 và so với mức dự kiến 54 của giới phân tích. Những bất ổn đang diễn ra tại Ai Cập và Bồ Đào Nha dường như không ảnh hưởng mấy tới tâm lý các nhà đầu tư Phố Wall.
Đóng cửa phiên 3/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng nhẹ, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 56,14 điểm (0,38%) lên 14.988,55 điểm; S&P 500 nhích 1,33 điểm (0,08%) lên 1.615,41 điểm trong khi Nasdaq thêm 10,27 điểm (0,30%) lên 3.443,67 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày lại nhuộm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn chính trị và xã hội đang diễn ra tại Bồ Đào Nha và xa hơn là tại Ai Cập. Tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc cũng khiến chứng khoán châu Âu lùi bước. Tuy nhiên, những số liệu tích cực từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ đã đỡ lại phần nào đà lao dốc của các sàn chứng khoán trong khu vực.
Đóng cửa phiên 3/7, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 mất 1,17% xuống 6.229,87 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,03% xuống 7.829,32 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 1,08% về 3.702,01 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)