Chứng khoán Mỹ đã bước vào quý cuối cùng của năm 2012 với sự ghi điểm vững vàng, nhờ số liệu tích cực hơn dự kiến của lĩnh vực chế tạo nước này trong tháng 9/2012.
Tuy nhiên, tác động của chỉ số quản lý thu mua (ISM) tại Mỹ (tăng từ 49,6 tháng 8 lên 51,5 tháng 9/2012) đối với chứng khoán Phố Wall không kéo dài.
Bằng chứng là đến cuối phiên 1/10, một trong ba chỉ số chủ chốt là chỉ số công nghệ cao Nasdaq đã quay đầu đi xuống, khiến cổ phiếu của Apple giảm 1,2%.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average chỉ còn tăng 77,98 điểm lên 13.515,11 điểm, trong đó tăng mạnh nhất là các cổ phiếu tài chính như của Goldman Sachs, AIG, JPMorgan Chase và Bank of America.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng vừa bước qua phiên đầu tháng tích cực, với việc các chỉ số chủ chốt đều lên điểm. Tuy nhiên, mối ưu tư về tình hình Tây Ban Nha đang hiện hữu, khiến nhà đầu tư chưa thể yên tâm về thị trường chứng khoán khu vực.
Kết thúc phiên 1/10 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,37% lên 5.820,45 điểm, trong khi tại Frankfurt và Paris, các chỉ số DAX 30 và CAC 40 lần lượt tăng 1,53% và 2,39% lên 7.326,73 điểm và 3.434,98 điểm. Tại Madrid, chỉ số IBEX 35 cũng tăng 0,98% lên 7.784,10 điểm.
Theo giới phân tích, chứng khoán châu Âu lên điểm một phần là nhờ thông báo đầu tuần này về việc Tập đoàn khai mỏ Xstrata của Thụy Sĩ và Tập đoàn kinh doanh hàng hóa Glencore đã đồng ý sáp nhập để hình thành một công ty kinh doanh hàng hóa và kim loại lớn nhất thế giới với giá trị vào khoảng 90 tỷ USD.
Tiếp đà đi lên phiên đầu tháng từ Phố Wall và châu Âu, chứng khoán Nhật Bản cũng được đẩy lên khi bắt đầu phiên giao dịch 2/10. Chỉ vài phút sau khi mở cửa phiên này tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 34,17 điểm lên 8.830,68 điểm./.
Tuy nhiên, tác động của chỉ số quản lý thu mua (ISM) tại Mỹ (tăng từ 49,6 tháng 8 lên 51,5 tháng 9/2012) đối với chứng khoán Phố Wall không kéo dài.
Bằng chứng là đến cuối phiên 1/10, một trong ba chỉ số chủ chốt là chỉ số công nghệ cao Nasdaq đã quay đầu đi xuống, khiến cổ phiếu của Apple giảm 1,2%.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average chỉ còn tăng 77,98 điểm lên 13.515,11 điểm, trong đó tăng mạnh nhất là các cổ phiếu tài chính như của Goldman Sachs, AIG, JPMorgan Chase và Bank of America.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng vừa bước qua phiên đầu tháng tích cực, với việc các chỉ số chủ chốt đều lên điểm. Tuy nhiên, mối ưu tư về tình hình Tây Ban Nha đang hiện hữu, khiến nhà đầu tư chưa thể yên tâm về thị trường chứng khoán khu vực.
Kết thúc phiên 1/10 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,37% lên 5.820,45 điểm, trong khi tại Frankfurt và Paris, các chỉ số DAX 30 và CAC 40 lần lượt tăng 1,53% và 2,39% lên 7.326,73 điểm và 3.434,98 điểm. Tại Madrid, chỉ số IBEX 35 cũng tăng 0,98% lên 7.784,10 điểm.
Theo giới phân tích, chứng khoán châu Âu lên điểm một phần là nhờ thông báo đầu tuần này về việc Tập đoàn khai mỏ Xstrata của Thụy Sĩ và Tập đoàn kinh doanh hàng hóa Glencore đã đồng ý sáp nhập để hình thành một công ty kinh doanh hàng hóa và kim loại lớn nhất thế giới với giá trị vào khoảng 90 tỷ USD.
Tiếp đà đi lên phiên đầu tháng từ Phố Wall và châu Âu, chứng khoán Nhật Bản cũng được đẩy lên khi bắt đầu phiên giao dịch 2/10. Chỉ vài phút sau khi mở cửa phiên này tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 34,17 điểm lên 8.830,68 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN)