Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều duy trì được xu hướng tăng điểm của phiên trước và đồng loạt đóng cửa với “sắc xanh” trong phiên giao dịch ngày 6/6.
Sắc xanh được duy trì nhờ diễn biến tích cực của chứng khoán Mỹ và châu Âu, cũng như cam kết của các bộ trưởng tài chính Nhóm bảy nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) trong việc giám sát chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 151,53 điểm, tương đương 1,81%, lên 8.533,53 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tiến thêm 11,6 điểm (0,29%), đóng cửa ở mức 4.055,3 điểm; còn thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Trong khi chỉ số Hang Seng tiếp tục đà tăng 261,5 điểm (1,43%), lên 18.520,53 điểm thì chỉ số Shanghai Composite lại quay đầu giảm nhẹ 2,37 điểm (0,1%), xuống còn 2.309,55 điểm.
Chứng khoán châu Á ghi nhận ngày tăng điểm thứ hai liên tiếp sau nhiều phiên tụt dốc trước đó nhờ không khí sôi động của các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu vào ngày 5/6 vừa qua, sau khi thị trường đón nhận một số thông tin tích cực về kinh tế Mỹ và cam kết giám sát chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone của các bộ trưởng tài chính G7 sau cuộc điện đàm khẩn cấp diễn ra cùng ngày.
Ngoài ra, chứng khoán châu Á còn được hỗ trợ bởi tâm lý hứng khởi của giới đầu tư trước cuộc họp chính sách sắp tới của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với hy vọng là thể chế tài chính châu Âu này sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng có định lượng mới.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, sự phục hồi của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong ngày 6/6 chỉ là tạm thời vì tâm lý của các nhà kinh doanh vẫn bị đè nặng bởi khủng hoảng nợ Eurozone và một loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây của Mỹ.
Nhận định này còn được củng cố mạnh mẽ hơn sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's vừa quyết định hạ mức tín nhiệm của sáu ngân hàng Đức, kể cả Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của nước này.
Cũng trong ngày 6/6 này, Moody's còn hạ mức tín nhiệm về nợ đối với b ngân hàng lớn nhất của Áo là Erste Bank, Raiffeissen Bank International (RBI) và Bank Austria, một chi nhánh của tập đoàn UniCredit (Italy).
Đêm trước (5/6), Phố Wall đã thoát khỏi đà “lao dốc” và đảo chiều đi lên, khi giới đầu tư đón nhận những số liệu tích cực trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ. Tuy nhiên, sức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn còn bị hạn chế do những lo ngại xung quanh cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại Eurozone.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 26,49 điểm, tương đương 0,22%, đóng cửa ở mức 12.127,95 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng “nhích” thêm 7,32 điểm (0,57%), lên 1.285,50 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 18,10 điểm (0,66%), lên 2.778,11 điểm.
Sự phục hồi của chứng khoán Mỹ sau nhiều phiên mất điểm liên tiếp chủ yếu là nhờ các số liệu đáng khích lệ từ lĩnh vực dịch vụ của nước này trong tháng Năm vừa qua.
Báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ cho thấy, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ Mỹ trong tháng Năm đã được cải thiện đáng kể so với tháng trước đó, với lượng đơn hàng mới tăng cao hơn.
Trong khi đó, chỉ số dịch vụ của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) cũng tăng từ 53,5 trong tháng Tư lên 53,7 trong tháng Năm, vượt trên dự báo của các chuyên gia kinh tế. Thông tin này đã giúp chặn đứng đà bán tháo cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư sau hàng loạt số liệu kinh tế tiêu cực trước đó và mang “sắc xanh” trở lại trên Phố Wall.
Tuy nhiên, những quan ngại về tình hình bất ổn kinh tế-chính trị tại châu Âu vẫn chưa hề nguôi ngoai, khi mà cuộc hội đàm khẩn cấp qua điện thoại giữa các bộ trưởng tài chính G7 vừa diễn ra vào cuối ngày 5/6 không đem lại kết quả như kỳ vọng.
Ngoài ra, Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor's mới đây cũng nhận định rằng Hy Lạp vẫn phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới. Nếu kịch bản này xảy ra, chắc chắn nền kinh tế Athens sẽ bị tàn phá nặng nề trong trung hạn và nguy cơ nước này bị vỡ nợ là khó có thể tránh khỏi.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 5/6 vừa qua, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt đi lên, sau diễn biến ảm đạm của ngày giao dịch trước, nhờ sự gia tăng lòng tin của giới đầu tư vào khả năng Liên minh châu ÂU (EU) sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của khu vực này, đặc biệt là tại Tây Ban Nha.
Kết thúc ngày giao dịch này, trong khi thị trường chứng khoán London tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ, thì tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,07%, lên 2.986,10 điểm, còn tại thị trường chứng khoán Mađrít của Tây Ban Nha và Milan của Italy, chỉ số IBEX 35 và MIB cũng lần lượt ghi thêm 0,45% và 0,63%, lên 6.267,80 điểm và 12.973,66 điểm.
Tuy nhiên còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại tiếp tục hạ 0,19%, chốt ở mức 5.969,4 điểm./.
Sắc xanh được duy trì nhờ diễn biến tích cực của chứng khoán Mỹ và châu Âu, cũng như cam kết của các bộ trưởng tài chính Nhóm bảy nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) trong việc giám sát chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 151,53 điểm, tương đương 1,81%, lên 8.533,53 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tiến thêm 11,6 điểm (0,29%), đóng cửa ở mức 4.055,3 điểm; còn thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Trong khi chỉ số Hang Seng tiếp tục đà tăng 261,5 điểm (1,43%), lên 18.520,53 điểm thì chỉ số Shanghai Composite lại quay đầu giảm nhẹ 2,37 điểm (0,1%), xuống còn 2.309,55 điểm.
Chứng khoán châu Á ghi nhận ngày tăng điểm thứ hai liên tiếp sau nhiều phiên tụt dốc trước đó nhờ không khí sôi động của các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu vào ngày 5/6 vừa qua, sau khi thị trường đón nhận một số thông tin tích cực về kinh tế Mỹ và cam kết giám sát chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone của các bộ trưởng tài chính G7 sau cuộc điện đàm khẩn cấp diễn ra cùng ngày.
Ngoài ra, chứng khoán châu Á còn được hỗ trợ bởi tâm lý hứng khởi của giới đầu tư trước cuộc họp chính sách sắp tới của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với hy vọng là thể chế tài chính châu Âu này sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng có định lượng mới.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, sự phục hồi của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong ngày 6/6 chỉ là tạm thời vì tâm lý của các nhà kinh doanh vẫn bị đè nặng bởi khủng hoảng nợ Eurozone và một loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây của Mỹ.
Nhận định này còn được củng cố mạnh mẽ hơn sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's vừa quyết định hạ mức tín nhiệm của sáu ngân hàng Đức, kể cả Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của nước này.
Cũng trong ngày 6/6 này, Moody's còn hạ mức tín nhiệm về nợ đối với b ngân hàng lớn nhất của Áo là Erste Bank, Raiffeissen Bank International (RBI) và Bank Austria, một chi nhánh của tập đoàn UniCredit (Italy).
Đêm trước (5/6), Phố Wall đã thoát khỏi đà “lao dốc” và đảo chiều đi lên, khi giới đầu tư đón nhận những số liệu tích cực trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ. Tuy nhiên, sức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn còn bị hạn chế do những lo ngại xung quanh cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại Eurozone.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 26,49 điểm, tương đương 0,22%, đóng cửa ở mức 12.127,95 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng “nhích” thêm 7,32 điểm (0,57%), lên 1.285,50 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 18,10 điểm (0,66%), lên 2.778,11 điểm.
Sự phục hồi của chứng khoán Mỹ sau nhiều phiên mất điểm liên tiếp chủ yếu là nhờ các số liệu đáng khích lệ từ lĩnh vực dịch vụ của nước này trong tháng Năm vừa qua.
Báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ cho thấy, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ Mỹ trong tháng Năm đã được cải thiện đáng kể so với tháng trước đó, với lượng đơn hàng mới tăng cao hơn.
Trong khi đó, chỉ số dịch vụ của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) cũng tăng từ 53,5 trong tháng Tư lên 53,7 trong tháng Năm, vượt trên dự báo của các chuyên gia kinh tế. Thông tin này đã giúp chặn đứng đà bán tháo cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư sau hàng loạt số liệu kinh tế tiêu cực trước đó và mang “sắc xanh” trở lại trên Phố Wall.
Tuy nhiên, những quan ngại về tình hình bất ổn kinh tế-chính trị tại châu Âu vẫn chưa hề nguôi ngoai, khi mà cuộc hội đàm khẩn cấp qua điện thoại giữa các bộ trưởng tài chính G7 vừa diễn ra vào cuối ngày 5/6 không đem lại kết quả như kỳ vọng.
Ngoài ra, Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor's mới đây cũng nhận định rằng Hy Lạp vẫn phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới. Nếu kịch bản này xảy ra, chắc chắn nền kinh tế Athens sẽ bị tàn phá nặng nề trong trung hạn và nguy cơ nước này bị vỡ nợ là khó có thể tránh khỏi.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 5/6 vừa qua, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt đi lên, sau diễn biến ảm đạm của ngày giao dịch trước, nhờ sự gia tăng lòng tin của giới đầu tư vào khả năng Liên minh châu ÂU (EU) sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của khu vực này, đặc biệt là tại Tây Ban Nha.
Kết thúc ngày giao dịch này, trong khi thị trường chứng khoán London tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ, thì tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,07%, lên 2.986,10 điểm, còn tại thị trường chứng khoán Mađrít của Tây Ban Nha và Milan của Italy, chỉ số IBEX 35 và MIB cũng lần lượt ghi thêm 0,45% và 0,63%, lên 6.267,80 điểm và 12.973,66 điểm.
Tuy nhiên còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại tiếp tục hạ 0,19%, chốt ở mức 5.969,4 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)