Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/12 trên thị trường châu Á, màu xanh vẫn tiếp tục bao phủ trên hầu khắp các thị trường, trong bối cảnh các nhà đầu tư phấn khởi đón nhận một loạt các thông tin tốt đến từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
Thêm vào đó, quyết định của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) về việc sẽ tiếp tục mua lại các trái phiếu chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế còn ốm yếu của khu vực cũng làm dịu đi nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Phiên tăng điểm mạnh liên tiếp thứ hai này còn được hỗ trợ bởi phiên tăng ấn tượng của Phố Wall trong ngày hôm trước (DowJohn tăng 0,95%, S&P 500 tăng 1,28% và Nasdaq tiến thêm 1,17%).
Ngoài những số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi vững vàng, như doanh số bán nhà tháng 10 tăng 10,4% (tăng mạnh hơn nhiều so với dự kiến và mang lại hy vọng cho thị trường nhà đất Mỹ), doanh thu bán lẻ dự kiến tăng mạnh trong tháng 11, các thị trường trên toàn thế giới tiếp tục hy vọng vào một triển vọng sáng sủa hơn đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là kinh tế Mỹ, cùng nỗi lo về nợ công tại châu Âu cũng phần nào dịu bớt.
Theo các nhà phân tích, xu hướng đi lên tiếp tục được duy trì trong phiên này là do nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã được giải tỏa sau khi ECB tuyên bố vẫn giữ nguyên tỷ lệ cho vay ở mức 1% và tiếp tục đẩy mạnh việc mua các trái phiếu chính phủ cũng như bơm vốn khẩn cấp cho các ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế vẫn còn yếu kém của khu vực.
Chiến lược gia Hideyuki Ishiguro tại Okasan Securities (Nhật Bản) cho rằng, động thái này của ECB đã tác động rất tích cực lên thị trường cổ phiếu khi tất cả các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đều quyết định tiếp tục các chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Sau tuyên bố của ECB, trên thị trường tiền tệ, đồng USD và đồng yen tiếp tục mạnh lên so với đồng euro. Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu cũng đã có lúc vọt lên mức cao nhất trong 3 tuần qua, trong khi giá vàng tại Hongkong giảm nhẹ so với phiên trước.
Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi số liệu về bảng trả lương của khu vực phi nông nghiệp của Mỹ, được công bố vào cuối ngày 3/12, được coi là chỉ số phản ánh mức độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Đóng cửa phiên cuối tuần, hầu hết các thị trường lớn trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Tokyo tăng 0,10%, Sydney tăng 0,38%, Đài Bắc, Seouk, Singapore và Manila lần lượt tăng 0,45%, 0,36%0,20% và 0,66%.
Duy chỉ có hai thị trường Hongkong và Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng tăng chung trên, khi Hang Seng của Hongkong đóng cửa giảm nhẹ 0,55% xuống 23.320,52 điểm, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,18 điểm, chốt ngày ở mức 2.842,43 điểm.
Lý do hai thị trường này mất điểm được cho một phần là do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau vài phiên tăng mạnh trước đó, một phần là do Trung Quốc tuyên bố có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm tới./.
Thêm vào đó, quyết định của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) về việc sẽ tiếp tục mua lại các trái phiếu chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế còn ốm yếu của khu vực cũng làm dịu đi nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Phiên tăng điểm mạnh liên tiếp thứ hai này còn được hỗ trợ bởi phiên tăng ấn tượng của Phố Wall trong ngày hôm trước (DowJohn tăng 0,95%, S&P 500 tăng 1,28% và Nasdaq tiến thêm 1,17%).
Ngoài những số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi vững vàng, như doanh số bán nhà tháng 10 tăng 10,4% (tăng mạnh hơn nhiều so với dự kiến và mang lại hy vọng cho thị trường nhà đất Mỹ), doanh thu bán lẻ dự kiến tăng mạnh trong tháng 11, các thị trường trên toàn thế giới tiếp tục hy vọng vào một triển vọng sáng sủa hơn đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là kinh tế Mỹ, cùng nỗi lo về nợ công tại châu Âu cũng phần nào dịu bớt.
Theo các nhà phân tích, xu hướng đi lên tiếp tục được duy trì trong phiên này là do nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã được giải tỏa sau khi ECB tuyên bố vẫn giữ nguyên tỷ lệ cho vay ở mức 1% và tiếp tục đẩy mạnh việc mua các trái phiếu chính phủ cũng như bơm vốn khẩn cấp cho các ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế vẫn còn yếu kém của khu vực.
Chiến lược gia Hideyuki Ishiguro tại Okasan Securities (Nhật Bản) cho rằng, động thái này của ECB đã tác động rất tích cực lên thị trường cổ phiếu khi tất cả các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đều quyết định tiếp tục các chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Sau tuyên bố của ECB, trên thị trường tiền tệ, đồng USD và đồng yen tiếp tục mạnh lên so với đồng euro. Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu cũng đã có lúc vọt lên mức cao nhất trong 3 tuần qua, trong khi giá vàng tại Hongkong giảm nhẹ so với phiên trước.
Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi số liệu về bảng trả lương của khu vực phi nông nghiệp của Mỹ, được công bố vào cuối ngày 3/12, được coi là chỉ số phản ánh mức độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Đóng cửa phiên cuối tuần, hầu hết các thị trường lớn trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Tokyo tăng 0,10%, Sydney tăng 0,38%, Đài Bắc, Seouk, Singapore và Manila lần lượt tăng 0,45%, 0,36%0,20% và 0,66%.
Duy chỉ có hai thị trường Hongkong và Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng tăng chung trên, khi Hang Seng của Hongkong đóng cửa giảm nhẹ 0,55% xuống 23.320,52 điểm, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,18 điểm, chốt ngày ở mức 2.842,43 điểm.
Lý do hai thị trường này mất điểm được cho một phần là do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau vài phiên tăng mạnh trước đó, một phần là do Trung Quốc tuyên bố có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm tới./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)