Vừa qua, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thông báo đã phát hiện một số trường hợp nhiễm chủng virus cúm mới được xác định là do tái tổ hợp từ chủng cúm A/H1N1 đại dịch năm 2009 và cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn.
Để làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Ông nhận định thế nào về chủng virus cúm mới?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Từ tháng 7/2011, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ nghi nhận 10 trường hợp nhiễm virus mới có nguồn gốc từ virus cúm A/H3N2 ở lợn là virus OtrH3N2. Tất cả đều mang gen M của virus cúm A/H1N1 đại dịch ở người. 7 trong số 10 trường hợp này đều mắc bệnh cúm ở thể nhẹ, tuy nhiên chỉ có 3 trường hợp phải nhập viện để điều trị. Tất cả đều khỏi hoàn toàn.
- Theo ông, lo ngại về một chủng virus cúm mới trên khả năng xảy ra tại Việt Nam có cao không?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Thường xuyên biến đổi kháng nguyên là bản chất của virus cúm, đặc biệt là virus cúm A. Trong quá trình lưu hành, virus cúm luôn có sự biến đổi kháng nguyên. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ.
Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, hoặc có sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người, tạo nên phân tuýp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên. Những phân tuýp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
Nguy cơ xuất hiện một chủng virus cúm mới có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chăn nuôi phát triển nhanh, mật độ dân số cao, sự giao lưu và tiếp xúc mật thiết giữa người và các loại động vật như lợn, gà, vịt... là những yếu tố tạo điều kiện cho việc nhiễm đồng thời nhiều virus cúm ở người và động vật, dẫn đến tăng nguy cơ trao đổi vật liệu di truyền và tái tổ hợp trong quá trình nhân lên của virus dẫn đến hình thành một virus mới.
- Là một chuyên gia về dịch tễ, ông có thể cho biết nguy cơ lây lan chủng virus này từ người sang người?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Sự lây truyền virus cúm lợn sang người đã được nghi nhận trước đó, và vì nó là virus cúm lợn nên chủ yếu lây truyền từ lợn sang lợn, không có lây truyền từ người sang người của virus cúm từ lợn này.
Trong số 10 ca bệnh nhiễm virus mới S-OtrH3N2 đã nêu ở trên, thì 7 ca bệnh đầu tiên đều có tiền sử tiếp xúc trước đó với lợn. Có ba ca bệnh sau không có tiền sử tiếp xúc với lợn, nhưng có tiếp xúc mật thiết với nhau, gợi ý có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người của virus mới này.
Cả 3 bệnh nhân đó đều mắc bệnh ở thể nhẹ và không ai phải nhập viện. Trên thực tế, cho đến nay chỉ nghi nhận được ở 3 trường hợp này mà chưa ghi nhận thêm các ca bệnh khác, và chưa có sự lây truyền từ người sang người tiếp theo thành dịch ngoài chùm ca bệnh ở ba bệnh nhân đã nêu ở trên.
Theo ông, đối tượng nào dễ bị mắc bệnh cúm nhất?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh là trẻ em từ 6 đến 23 tháng; những người từ 65 tuổi trở lên; những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ sẽ có thai trong mùa bệnh cúm; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tê, người cùng nhà với bệnh nhân...
Những nhóm người này cần đặc biệt lưu ý khi có các biểu hiện của hội chứng cúm, đặc biệt khi có khó thở, tím tái, ho có đờm đặc, ho ra máu, sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài 3 ngày, phản ứng chậm, ly bì… phải đến ngay cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị kịp thời tránh diễn biến nặng và có thể tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao nên tiêm vắcxin phòng cúm mùa hàng năm để dự phòng chủ động bệnh cúm.
Để phòng tránh nhiễm chủng virus mới, ông có lời khuyên gì cho người dân để họ tự bảo vệ?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Trong trường hợp chưa bị nhiễm virus cúm, người dân cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh cúm, hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh, hạn chế thời gian ở nơi đông người, tránh đưa tay lên mũi và miệng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn; làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc...
Trong trường hợp bị mắc bệnh cúm hay có biểu hiện hội chứng cúm nên ở nhà, nghỉ làm, nghỉ học, tránh tiếp xúc chỗ đông người, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hạn chế tiếp xúc với người khác.
Người bị mắc cúm nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước, che kín miệng, mũi trước khi ho và hắt hơi bằng giấy thấm mềm, sau đó cho vào túi ni-lông và cho vào thùng rác, rửa tay bằng xà-phòng và nước sạch thường xuyên, nhất là sau khi ho và hắt hơi, đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Người nhà bệnh nhân nên lau chùi thường xuyên bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường.
Ông có thể cho biết, thời gian tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có những hoạt động gì để đề phòng ngăn chặn chủng virus cúm mới này?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Để phát hiện các chủng virus cúm mới, cần phải phát hiện sớm, lấy mẫu xét nghiệm và điều tra kỹ lưỡng các ca bệnh có hội chứng cúm, đặc biệt các ca bệnh ở những người chăn nuôi lợn hay đã tiếp xúc với lợn, nhằm phát hiện lây truyền từ người sang người, từ đó hạn chế sự tiếp xúc với lợn nếu có nghi ngờ, và được điều trị sớm bằng oseltamivir.
Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, y tế thú y. Đó là một phần của việc phát hiện sớm và đáp ứng nhanh đối với các bệnh mới xuất hiện và đại dịch. Trong năm tới, vắcxin phòng bệnh cúm phải bao gồm kháng nguyên của virus mới này.
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã và đang phối hợp với các viện Pasteur và Vệ sinh dịch tễ khu vực, chủ động giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch cúm, duy trì hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia, phân tích thường xuyên các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và virus của bệnh dịch để có thể đưa ra các dự báo và ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó là việc phát hiện và điều tra các ca bệnh hay chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở các cơ sở y tế và các cửa khẩu quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực của các cơ sở y tế sẵn sàng điều trị bệnh nhân kịp thời và hiệu quả, đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao.
Viện đã và đang triển khai giám sát đồng thời nhiễm virus cúm ở người và động vật như lợn, gà, vịt... ở một số điểm nhằm xác định sự tương tác giữa các virus này để có thể phát hiện sớm virus cúm mới và có đáp ứng kịp thời.
Cho đến nay chưa phát hiện có sự biến đổi đáng kể ở các virus cúm lưu hành ở người và chúng và hoàn toàn phù hợp với vắcxin cúm mùa đang sử dụng./.
Để làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Ông nhận định thế nào về chủng virus cúm mới?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Từ tháng 7/2011, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ nghi nhận 10 trường hợp nhiễm virus mới có nguồn gốc từ virus cúm A/H3N2 ở lợn là virus OtrH3N2. Tất cả đều mang gen M của virus cúm A/H1N1 đại dịch ở người. 7 trong số 10 trường hợp này đều mắc bệnh cúm ở thể nhẹ, tuy nhiên chỉ có 3 trường hợp phải nhập viện để điều trị. Tất cả đều khỏi hoàn toàn.
- Theo ông, lo ngại về một chủng virus cúm mới trên khả năng xảy ra tại Việt Nam có cao không?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Thường xuyên biến đổi kháng nguyên là bản chất của virus cúm, đặc biệt là virus cúm A. Trong quá trình lưu hành, virus cúm luôn có sự biến đổi kháng nguyên. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ.
Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, hoặc có sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người, tạo nên phân tuýp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên. Những phân tuýp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
Nguy cơ xuất hiện một chủng virus cúm mới có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chăn nuôi phát triển nhanh, mật độ dân số cao, sự giao lưu và tiếp xúc mật thiết giữa người và các loại động vật như lợn, gà, vịt... là những yếu tố tạo điều kiện cho việc nhiễm đồng thời nhiều virus cúm ở người và động vật, dẫn đến tăng nguy cơ trao đổi vật liệu di truyền và tái tổ hợp trong quá trình nhân lên của virus dẫn đến hình thành một virus mới.
- Là một chuyên gia về dịch tễ, ông có thể cho biết nguy cơ lây lan chủng virus này từ người sang người?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Sự lây truyền virus cúm lợn sang người đã được nghi nhận trước đó, và vì nó là virus cúm lợn nên chủ yếu lây truyền từ lợn sang lợn, không có lây truyền từ người sang người của virus cúm từ lợn này.
Trong số 10 ca bệnh nhiễm virus mới S-OtrH3N2 đã nêu ở trên, thì 7 ca bệnh đầu tiên đều có tiền sử tiếp xúc trước đó với lợn. Có ba ca bệnh sau không có tiền sử tiếp xúc với lợn, nhưng có tiếp xúc mật thiết với nhau, gợi ý có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người của virus mới này.
Cả 3 bệnh nhân đó đều mắc bệnh ở thể nhẹ và không ai phải nhập viện. Trên thực tế, cho đến nay chỉ nghi nhận được ở 3 trường hợp này mà chưa ghi nhận thêm các ca bệnh khác, và chưa có sự lây truyền từ người sang người tiếp theo thành dịch ngoài chùm ca bệnh ở ba bệnh nhân đã nêu ở trên.
Theo ông, đối tượng nào dễ bị mắc bệnh cúm nhất?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh là trẻ em từ 6 đến 23 tháng; những người từ 65 tuổi trở lên; những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ sẽ có thai trong mùa bệnh cúm; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tê, người cùng nhà với bệnh nhân...
Những nhóm người này cần đặc biệt lưu ý khi có các biểu hiện của hội chứng cúm, đặc biệt khi có khó thở, tím tái, ho có đờm đặc, ho ra máu, sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài 3 ngày, phản ứng chậm, ly bì… phải đến ngay cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị kịp thời tránh diễn biến nặng và có thể tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao nên tiêm vắcxin phòng cúm mùa hàng năm để dự phòng chủ động bệnh cúm.
Để phòng tránh nhiễm chủng virus mới, ông có lời khuyên gì cho người dân để họ tự bảo vệ?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Trong trường hợp chưa bị nhiễm virus cúm, người dân cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh cúm, hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh, hạn chế thời gian ở nơi đông người, tránh đưa tay lên mũi và miệng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn; làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc...
Trong trường hợp bị mắc bệnh cúm hay có biểu hiện hội chứng cúm nên ở nhà, nghỉ làm, nghỉ học, tránh tiếp xúc chỗ đông người, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hạn chế tiếp xúc với người khác.
Người bị mắc cúm nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước, che kín miệng, mũi trước khi ho và hắt hơi bằng giấy thấm mềm, sau đó cho vào túi ni-lông và cho vào thùng rác, rửa tay bằng xà-phòng và nước sạch thường xuyên, nhất là sau khi ho và hắt hơi, đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Người nhà bệnh nhân nên lau chùi thường xuyên bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường.
Ông có thể cho biết, thời gian tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có những hoạt động gì để đề phòng ngăn chặn chủng virus cúm mới này?
Ông Nguyễn Trần Hiển: Để phát hiện các chủng virus cúm mới, cần phải phát hiện sớm, lấy mẫu xét nghiệm và điều tra kỹ lưỡng các ca bệnh có hội chứng cúm, đặc biệt các ca bệnh ở những người chăn nuôi lợn hay đã tiếp xúc với lợn, nhằm phát hiện lây truyền từ người sang người, từ đó hạn chế sự tiếp xúc với lợn nếu có nghi ngờ, và được điều trị sớm bằng oseltamivir.
Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, y tế thú y. Đó là một phần của việc phát hiện sớm và đáp ứng nhanh đối với các bệnh mới xuất hiện và đại dịch. Trong năm tới, vắcxin phòng bệnh cúm phải bao gồm kháng nguyên của virus mới này.
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã và đang phối hợp với các viện Pasteur và Vệ sinh dịch tễ khu vực, chủ động giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch cúm, duy trì hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia, phân tích thường xuyên các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và virus của bệnh dịch để có thể đưa ra các dự báo và ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó là việc phát hiện và điều tra các ca bệnh hay chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở các cơ sở y tế và các cửa khẩu quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực của các cơ sở y tế sẵn sàng điều trị bệnh nhân kịp thời và hiệu quả, đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao.
Viện đã và đang triển khai giám sát đồng thời nhiễm virus cúm ở người và động vật như lợn, gà, vịt... ở một số điểm nhằm xác định sự tương tác giữa các virus này để có thể phát hiện sớm virus cúm mới và có đáp ứng kịp thời.
Cho đến nay chưa phát hiện có sự biến đổi đáng kể ở các virus cúm lưu hành ở người và chúng và hoàn toàn phù hợp với vắcxin cúm mùa đang sử dụng./.
Thùy Giang (Vietnam+)