Tối 30/9 tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình nghệ thuật Hành trình theo dấu người xưa với chủ đề “Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội.”
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình, các vị lão thành cách mạng cùng đông đảo nhân dân và khách du lịch thập phương đã tới dự.
Phát biểu tại chương trình, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình nêu rõ kinh đô Hoa Lư với 3 vương triều và 42 năm tồn tại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Tại đây, Vua Lý Thái Tổ đã tuyên chiếu dời đô về thành Đại La-Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội. 1.000 năm trôi qua, Cố đô Hoa Lư vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và văn hóa. Kinh đô Hoa Lư, hào khí Hoa Lư gắn liền với 3 triều đại vua Đinh, tiền Lê và thời kỳ đầu của triều Lý. Chiến công lừng lẫy của ông cha vẫn còn sáng mãi trong lịch sử dân tộc và in đậm trong tâm thức của người dân đất Việt hôm nay và lưu truyền muôn đời cho con cháu mai sau.
Chương trình nghệ thuật nhằm làm phong phú thêm các hoạt động chào mừng Đại lễ song quan trọng hơn nhằm làm tái hiện những khoảnh khắc hào hùng của 1.000 năm về trước và để hôm nay chúng ta tiếp bước đi lên.
Trước đó, chiều 30/9, nhiều hoạt động đã diễn ra như chương trình biểu diễn rối nước, múa trống của Nhà hát chèo Ninh Bình; Lễ dâng hương tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành và nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; Lễ gắn biển cổng chào Cố đô Hoa Lư, công trình do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp kinh phí trị giá trên 20 tỷ đồng./.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình, các vị lão thành cách mạng cùng đông đảo nhân dân và khách du lịch thập phương đã tới dự.
Phát biểu tại chương trình, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình nêu rõ kinh đô Hoa Lư với 3 vương triều và 42 năm tồn tại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Tại đây, Vua Lý Thái Tổ đã tuyên chiếu dời đô về thành Đại La-Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội. 1.000 năm trôi qua, Cố đô Hoa Lư vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và văn hóa. Kinh đô Hoa Lư, hào khí Hoa Lư gắn liền với 3 triều đại vua Đinh, tiền Lê và thời kỳ đầu của triều Lý. Chiến công lừng lẫy của ông cha vẫn còn sáng mãi trong lịch sử dân tộc và in đậm trong tâm thức của người dân đất Việt hôm nay và lưu truyền muôn đời cho con cháu mai sau.
Chương trình nghệ thuật nhằm làm phong phú thêm các hoạt động chào mừng Đại lễ song quan trọng hơn nhằm làm tái hiện những khoảnh khắc hào hùng của 1.000 năm về trước và để hôm nay chúng ta tiếp bước đi lên.
Trước đó, chiều 30/9, nhiều hoạt động đã diễn ra như chương trình biểu diễn rối nước, múa trống của Nhà hát chèo Ninh Bình; Lễ dâng hương tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành và nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; Lễ gắn biển cổng chào Cố đô Hoa Lư, công trình do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp kinh phí trị giá trên 20 tỷ đồng./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)