Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một bức ảnh hiếm thể hiện quang cảnh phun trào của một “núi lửa siêu cấp” trong dải ngân hà cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng.
Bức ảnh trên được phát hiện khi các nhà thiên văn học phân tích những bức ảnh chụp bởi Kính viễn vọng X-ray Chandra của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Kính viễn vọng radio mặt đất đặt tại bang New Mexico.
Hiện tượng thiên văn kỳ vĩ trong bức ảnh diễn ra trên chòm sao M87, đây là chòm sao nằm ở phần giữa chòm sao Virgo với hàng nghìn ngôi sao.
Trong bức ảnh, “núi lửa siêu cấp” trong giải ngân hà đã thể hiện một quang cảnh màu sắc và các đường nét rất kỳ vĩ.
Chòm sao M87 có nhiều khí nóng và phát ra tia X màu xanh, có thể quan sát được bằng kính viễn vọng Chandra. Khi nhiệt độ liên tục xuống thấp, khối khí sẽ dịch chuyển về vị trí giữa chòm sao. Khi ở vị trí trung tâm, nhiệt độ của khối khí đó tiếp tục bị làm lạnh với tốc độ nhanh và hình thành lên các ngôi sao mới. Kết quả quan trắc bằng kính viễn vọng radio mặt đất cho thấy, hạt năng lượng cao được sản sinh tại hố đen đã cản trở quá trình phun trào của chòm sao M87.
Sự phun trào này làm gia tăng khí tại khu vực có nhiệt độ thấp gần vị trí giữa chòm sao. Do tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh vì thế đã hình thành sóng xung kích tại tầng khí quyển của chòm sao.
Các nhà khoa học của NASA cho biết, sự phun trào của chòm sao M87 rất giống với sự phun trào của núi lửa Eyjafjallajökull tại Iceland vào đầu năm 2010./.
Bức ảnh trên được phát hiện khi các nhà thiên văn học phân tích những bức ảnh chụp bởi Kính viễn vọng X-ray Chandra của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Kính viễn vọng radio mặt đất đặt tại bang New Mexico.
Hiện tượng thiên văn kỳ vĩ trong bức ảnh diễn ra trên chòm sao M87, đây là chòm sao nằm ở phần giữa chòm sao Virgo với hàng nghìn ngôi sao.
Trong bức ảnh, “núi lửa siêu cấp” trong giải ngân hà đã thể hiện một quang cảnh màu sắc và các đường nét rất kỳ vĩ.
Chòm sao M87 có nhiều khí nóng và phát ra tia X màu xanh, có thể quan sát được bằng kính viễn vọng Chandra. Khi nhiệt độ liên tục xuống thấp, khối khí sẽ dịch chuyển về vị trí giữa chòm sao. Khi ở vị trí trung tâm, nhiệt độ của khối khí đó tiếp tục bị làm lạnh với tốc độ nhanh và hình thành lên các ngôi sao mới. Kết quả quan trắc bằng kính viễn vọng radio mặt đất cho thấy, hạt năng lượng cao được sản sinh tại hố đen đã cản trở quá trình phun trào của chòm sao M87.
Sự phun trào này làm gia tăng khí tại khu vực có nhiệt độ thấp gần vị trí giữa chòm sao. Do tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh vì thế đã hình thành sóng xung kích tại tầng khí quyển của chòm sao.
Các nhà khoa học của NASA cho biết, sự phun trào của chòm sao M87 rất giống với sự phun trào của núi lửa Eyjafjallajökull tại Iceland vào đầu năm 2010./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)