Ngày 20/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã làm việc với hơn 30 chuyên gia kinh tế, nhà khoa học trong nước để tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài chính tiền tệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyến của các chuyên gia đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước; cho rằng, những đề xuất, giải pháp của các chuyên gia kinh tế là hết sức thiết thực trong nhận định về tình hình kinh tế thế giới và trong nước để Chính phủ xây dựng những chính sách điều hành phù hợp.
Thủ tướng khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm là tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết 11 về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội gắn với đó là tái cấu trúc nền kinh tế. Trước mắt, Chính phủ tập trung tái cấu trúc đầu tư công gắn với nợ công, doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng, thể chế (tài chính công, phân cấp, quy hoạch), trong đó tiếp tục phân cấp mạnh mẽ tạo năng động sáng tạo của các địa phương đồng thời phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước vĩ mô…
Tiếp thu những giải pháp mà các chuyến gia kiến nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành và Viện nghiên cứu sẽ theo dõi cập nhật, dự báo và đổi mới công tác thống kê, từ đó đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp và hiệu quả hơn. Trong đó điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương làm tốt hơn công tác tổ chức thực hiện trong triển khai Nghị quyết 11, đổi mới thu hút đầu tư nước ngoài, công tác qui hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, y tế.... Công khai minh bạch về những thuận lợi cũng như khó khăn của đất nước để cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ, chung sức, chung lòng, vượt qua khó khăn thách thức
Tại buổi làm việc, các chuyên gia đều nhận định tình hình kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mà vẫn chưa có lối thoát, đặc biệt là tình trạng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế của Mỹ và châu Á…đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội bảy tháng đầu năm 2011, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả bước đầu tích cực như lạm phát đang giảm dần, xuất khẩu tăng 33% nhờ đó giảm nhập siêu giảm, tỷ giá ổn định, nông nghiệp “được mùa, được giá,” giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng 17%...
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô Việt Nam chưa được cải thiện một cách căn bản, trong đó lạm phát và lãi suất còn cao, dự trữ ngoại hối tăng nhưng còn mỏng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ gia tăng… Bên cạnh đó, các giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ vẫn còn hạn chế như chính sách tiền tệ được thực hiện quyết liệt, song còn dựa nhiều vào các biện pháp hành chính. Một số bộ ngành địa phương còn chần chừ trong cắt giảm đầu tư công, cơ chế phối hợp chính sách chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả, kỷ luật tuân thủ chính sách chưa nghiêm.
Các chuyên gia đã phân tích và kiến nghị nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài trong điều hành kinh tế vĩ mô, giảm dần lạm phát và lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đổi mới điều hành chính sách tiền tệ gắn với đó là sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, những đột phá trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Trước mắt cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm mạnh đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản… theo tinh thần Nghị quyết 11 đã đề ra./.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyến của các chuyên gia đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước; cho rằng, những đề xuất, giải pháp của các chuyên gia kinh tế là hết sức thiết thực trong nhận định về tình hình kinh tế thế giới và trong nước để Chính phủ xây dựng những chính sách điều hành phù hợp.
Thủ tướng khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm là tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết 11 về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội gắn với đó là tái cấu trúc nền kinh tế. Trước mắt, Chính phủ tập trung tái cấu trúc đầu tư công gắn với nợ công, doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng, thể chế (tài chính công, phân cấp, quy hoạch), trong đó tiếp tục phân cấp mạnh mẽ tạo năng động sáng tạo của các địa phương đồng thời phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước vĩ mô…
Tiếp thu những giải pháp mà các chuyến gia kiến nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành và Viện nghiên cứu sẽ theo dõi cập nhật, dự báo và đổi mới công tác thống kê, từ đó đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp và hiệu quả hơn. Trong đó điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương làm tốt hơn công tác tổ chức thực hiện trong triển khai Nghị quyết 11, đổi mới thu hút đầu tư nước ngoài, công tác qui hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, y tế.... Công khai minh bạch về những thuận lợi cũng như khó khăn của đất nước để cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ, chung sức, chung lòng, vượt qua khó khăn thách thức
Tại buổi làm việc, các chuyên gia đều nhận định tình hình kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mà vẫn chưa có lối thoát, đặc biệt là tình trạng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế của Mỹ và châu Á…đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội bảy tháng đầu năm 2011, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả bước đầu tích cực như lạm phát đang giảm dần, xuất khẩu tăng 33% nhờ đó giảm nhập siêu giảm, tỷ giá ổn định, nông nghiệp “được mùa, được giá,” giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng 17%...
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô Việt Nam chưa được cải thiện một cách căn bản, trong đó lạm phát và lãi suất còn cao, dự trữ ngoại hối tăng nhưng còn mỏng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ gia tăng… Bên cạnh đó, các giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ vẫn còn hạn chế như chính sách tiền tệ được thực hiện quyết liệt, song còn dựa nhiều vào các biện pháp hành chính. Một số bộ ngành địa phương còn chần chừ trong cắt giảm đầu tư công, cơ chế phối hợp chính sách chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả, kỷ luật tuân thủ chính sách chưa nghiêm.
Các chuyên gia đã phân tích và kiến nghị nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài trong điều hành kinh tế vĩ mô, giảm dần lạm phát và lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đổi mới điều hành chính sách tiền tệ gắn với đó là sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, những đột phá trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Trước mắt cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm mạnh đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản… theo tinh thần Nghị quyết 11 đã đề ra./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)