Tết Nguyên đán Tân Mão đang cận kề, người người lo vé tàu để về quê, nhà nhà sắm mai, đào, quất… chuẩn bị cho những cuộc đoàn tụ, còn những người gác tàu lại phải đón Giao thừa, đón Tết xa gia đình.
Họ, những người vẫn âm thầm, tận tụy ngày đêm bám sát đường ray để đảm bảo an toàn cho những cuộc sum vầy ấm cúng của mọi người.
So với các loại hình vận tải khác, đường sắt hiện là loại hình vận tải an toàn, ít xảy ra tai nạn nhất. Song, đằng sau những cuộc hành trình an toàn đó là sự vất vả, cống hiến và hi sinh thầm lặng của biết bao con người.
Cầm chiếc đèn tín hiệu vuông nhỏ trên tay với ánh sáng yếu ớt, anh Đinh Văn Đức đang lắc lư chiếc đèn hướng dẫn cho chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai qua ga. Ga vắng lặng, gió lạnh từ đoàn tàu thốc hẳn vào mặt anh, lại một Tết nữa, anh lại phải xa gia đình.
Anh Đức làm nghề này đã được hơn 10 năm, năm nào vào những ngày Tết, ga Long Biên cũng có tám người trực 24/24 giờ, không phân chia ca đêm, ngày. Mệt thì thay nhau ngủ. Công việc luôn dịch chuyển, nay đây mai đó, vì phải đổi trạm gác. Các anh đón Tết... trên đường ray, chỉ có không khí Tết từ chiếc tivi và chiếc đài nhỏ treo trên tường.
Theo anh Đức, mỗi ngày ngồi trực 12 giờ đồng hồ, công việc đơn điệu là kéo barie xuống trước khi tàu đến, hất barie lên khi tàu đã qua. Lịch tàu chạy kẹp sẵn trên tường, lại có điện thoại báo trước khi tàu qua 10 phút.
“Công việc đơn giản vậy thôi nhưng để duy trì nó từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chẳng hề dễ dàng một chút nào. Ngày có người qua lại còn đỡ buồn, chứ đêm đến thì… dài lắm nhất là những ngày Tết, thấy nhớ nhà đến nao lòng. Lắm khi, chỉ mong có tàu chạy qua cho đỡ buồn tẻ...,” anh Đức chia sẻ.
Anh Đức cũng cho biết thêm: “Những khi nhận được thông báo mà tàu tới chậm hơn vài phút là thấy lo lắng. Vào những ngày Tết, mọi thứ càng cần được bảo đảm tuyệt đối an toàn. Còn bản thân mình thì chưa thấy ai bảo vệ mà mình tự lo là chính.”
Theo anh Đức thì hầu hết anh em trong ngành đã lâu, nên cũng đã quen dần, không còn thấy mình cô độc nữa: “Thường xuyên vắng nhà, đặc biệt là những thời điểm đặc biệt như đêm Giao thừa, thời gian đầu vợ con vẫn có kêu ca, nhưng dần dà phải chấp nhận. Lấy chồng làm nghề này là phải thế. Chồng lên tàu mọi việc ở nhà đều đặt lên vai vợ.”
Kể đến đây anh Đức ngậm ngùi, hôm tổ chức ăn Tết sớm, mấy đứa con anh cứ thắc mắc sao nhà mình ăn Tết sớm vậy hả bố.
Tại gác chắn đường ngang Trường Chinh, trên chiếc bàn gỗ chỉ có một gói kẹo, một gói bánh quy, một gói trà và vài lon bia đón Tết, đó là tất cả những gì mà người công nhân gác chắn đường sắt sẽ đón Tết khi xuân về sẽ hòa cùng tiếng còi tàu chào nhau thay cho lời chúc sức khỏe an toàn của đồng nghiệp mỗi khi tàu qua chắn.
Bên ấm trà nóng để xua tan cái lạnh của miền Bắc cùng nhâm nhi chén nước trên tay, tổ trực tàu của anh Trần Thanh Nguyên, 26 tuổi, người trẻ nhất trong số anh em trực Tết ở đây đang hàn huyên lại những việc của năm vừa qua.
Đây là năm đầu tiên anh Nguyên trực nên cũng có rất nhiều cảm xúc lạ và nỗi nhớ nhà. Anh Nguyên chia sẻ: “Trực Tết và chờ những chuyến tàu qua bao giờ cũng khác. Làm ăn cả năm mà không được nghỉ, đến Tết không được về quê, bạn bè cứ trách móc.”
Kể về thời gian chập chững vào nghề, anh Nguyên vẫn nhăn mặt lại vì những những đêm sương giá lạnh, kéo barie ra mà chả thấy có bóng dáng người đi đường nào mà chí có tiếng guồng quay rền vang khi những bánh tàu “nghiến” vào đường sắt thấy lạc lõng, cô quạnh vô cùng.
Công việc của anh đòi hỏi sự cần mẫn và cần cù đến mức phải cầm đèn kiểm tra từng mét đường ray quanh barie xem có chướng ngại vật không.
“Tết vẫn vậy, phải có những người làm để nhịp sống vẫn giữ được thăng bằng, để những chuyến tàu tết chạy trong bình yên,” anh Nguyên nói chậm rãi.
Cuộc chuyện trò đang sôi nổi thì bị ngắt giữa chừng, bởi tiếng chuông điện thoại vang lên trên bàn báo hiệu tàu sắp tới. Anh Nguyên nhấc máy lên nghe và nhanh chóng cúp máy. Anh bảo: “Có tàu từ Sài Gòn về Hà Nội”. Lập tức, anh lại đội mũ, cầm cờ đi ra ngoài đường ray tàu.
Trong cái rét tê tái người của đợt gió mùa đông Bắc, giữa đêm tối trong tiếng rít ào ào của gió lạnh, hình ảnh những nhân viên đường sắt vung đèn đều đặn trong đêm để bảo vệ an toàn đường ray và những thanh tà vẹt luôn giữ bình yên trên những chuyến tàu./.
Cầm chiếc đèn tín hiệu vuông nhỏ trên tay với ánh sáng yếu ớt, anh Đinh Văn Đức đang lắc lư chiếc đèn hướng dẫn cho chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai qua ga. Ga vắng lặng, gió lạnh từ đoàn tàu thốc hẳn vào mặt anh, lại một Tết nữa, anh lại phải xa gia đình.
Anh Đức làm nghề này đã được hơn 10 năm, năm nào vào những ngày Tết, ga Long Biên cũng có tám người trực 24/24 giờ, không phân chia ca đêm, ngày. Mệt thì thay nhau ngủ. Công việc luôn dịch chuyển, nay đây mai đó, vì phải đổi trạm gác. Các anh đón Tết... trên đường ray, chỉ có không khí Tết từ chiếc tivi và chiếc đài nhỏ treo trên tường.
Theo anh Đức, mỗi ngày ngồi trực 12 giờ đồng hồ, công việc đơn điệu là kéo barie xuống trước khi tàu đến, hất barie lên khi tàu đã qua. Lịch tàu chạy kẹp sẵn trên tường, lại có điện thoại báo trước khi tàu qua 10 phút.
“Công việc đơn giản vậy thôi nhưng để duy trì nó từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chẳng hề dễ dàng một chút nào. Ngày có người qua lại còn đỡ buồn, chứ đêm đến thì… dài lắm nhất là những ngày Tết, thấy nhớ nhà đến nao lòng. Lắm khi, chỉ mong có tàu chạy qua cho đỡ buồn tẻ...,” anh Đức chia sẻ.
Anh Đức cũng cho biết thêm: “Những khi nhận được thông báo mà tàu tới chậm hơn vài phút là thấy lo lắng. Vào những ngày Tết, mọi thứ càng cần được bảo đảm tuyệt đối an toàn. Còn bản thân mình thì chưa thấy ai bảo vệ mà mình tự lo là chính.”
Theo anh Đức thì hầu hết anh em trong ngành đã lâu, nên cũng đã quen dần, không còn thấy mình cô độc nữa: “Thường xuyên vắng nhà, đặc biệt là những thời điểm đặc biệt như đêm Giao thừa, thời gian đầu vợ con vẫn có kêu ca, nhưng dần dà phải chấp nhận. Lấy chồng làm nghề này là phải thế. Chồng lên tàu mọi việc ở nhà đều đặt lên vai vợ.”
Kể đến đây anh Đức ngậm ngùi, hôm tổ chức ăn Tết sớm, mấy đứa con anh cứ thắc mắc sao nhà mình ăn Tết sớm vậy hả bố.
Tại gác chắn đường ngang Trường Chinh, trên chiếc bàn gỗ chỉ có một gói kẹo, một gói bánh quy, một gói trà và vài lon bia đón Tết, đó là tất cả những gì mà người công nhân gác chắn đường sắt sẽ đón Tết khi xuân về sẽ hòa cùng tiếng còi tàu chào nhau thay cho lời chúc sức khỏe an toàn của đồng nghiệp mỗi khi tàu qua chắn.
Bên ấm trà nóng để xua tan cái lạnh của miền Bắc cùng nhâm nhi chén nước trên tay, tổ trực tàu của anh Trần Thanh Nguyên, 26 tuổi, người trẻ nhất trong số anh em trực Tết ở đây đang hàn huyên lại những việc của năm vừa qua.
Đây là năm đầu tiên anh Nguyên trực nên cũng có rất nhiều cảm xúc lạ và nỗi nhớ nhà. Anh Nguyên chia sẻ: “Trực Tết và chờ những chuyến tàu qua bao giờ cũng khác. Làm ăn cả năm mà không được nghỉ, đến Tết không được về quê, bạn bè cứ trách móc.”
Kể về thời gian chập chững vào nghề, anh Nguyên vẫn nhăn mặt lại vì những những đêm sương giá lạnh, kéo barie ra mà chả thấy có bóng dáng người đi đường nào mà chí có tiếng guồng quay rền vang khi những bánh tàu “nghiến” vào đường sắt thấy lạc lõng, cô quạnh vô cùng.
Công việc của anh đòi hỏi sự cần mẫn và cần cù đến mức phải cầm đèn kiểm tra từng mét đường ray quanh barie xem có chướng ngại vật không.
“Tết vẫn vậy, phải có những người làm để nhịp sống vẫn giữ được thăng bằng, để những chuyến tàu tết chạy trong bình yên,” anh Nguyên nói chậm rãi.
Cuộc chuyện trò đang sôi nổi thì bị ngắt giữa chừng, bởi tiếng chuông điện thoại vang lên trên bàn báo hiệu tàu sắp tới. Anh Nguyên nhấc máy lên nghe và nhanh chóng cúp máy. Anh bảo: “Có tàu từ Sài Gòn về Hà Nội”. Lập tức, anh lại đội mũ, cầm cờ đi ra ngoài đường ray tàu.
Trong cái rét tê tái người của đợt gió mùa đông Bắc, giữa đêm tối trong tiếng rít ào ào của gió lạnh, hình ảnh những nhân viên đường sắt vung đèn đều đặn trong đêm để bảo vệ an toàn đường ray và những thanh tà vẹt luôn giữ bình yên trên những chuyến tàu./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)