Khi mà đại diện của 150 nước thành viên của Hiệp ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng quốc tế (Cites) đang họp tại Doha, Quatar, thì nhiều người thừa nhận rằng đã thất bại trong việc bảo vệ hổ, một loài động vật được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng từ 35 năm qua.
John Sellar, phụ trách chống buôn lậu của Cites, tuyên bố: "Chúng ta đã thất bại thảm hại trong việc bảo vệ loài hổ. Trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 3.200 con hổ."
Ông đồng thời cho rằng, mối nguy hiểm lớn nhất hiện nay đối với động vật này là bị mất chỗ ở và việc buôn lậu hổ đang tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác.
Đầu những năm 1990, thế giới vẫn còn khoảng 110.000 con hổ.
Hổ là một trong những loài động vật được đưa vào phụ lục 1 của Cites năm 1975, quy định cấm việc buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Ông John Sellar cho biết, ngoài việc sử dụng làm các bài thuốc quý trong y học phương Đông, hổ cũng bị săn bắn trái phép vì con người muốn da của chúng để trang trí cho nhà của mình hoặc để làm quần áo.
Tin tưởng rằng kỳ họp này của Cites là để thuyết phục các nước thành viên nỗ lực hơn nữa để bảo vệ loài hổ, ông John Sellar cũng đưa ra cảnh báo, không bao lâu loài hổ sẽ biến mất hoàn toàn.
Số lượng hổ còn lại là rất ít và đang ở trong giai đoạn không thể sinh sản được nữa.
Theo ông Keshav Varma, Giám đốc Global Tiger Initiative, một chương trình của Ngân hàng thế giới, chỉ còn 10 năm nữa để cứu hổ tránh nguy cơ tuyệt chủng. Và để làm được điều này, điều quan trọng là phải có khung thể chế quốc tế có khả năng chống lại tội phạm về môi trường và động vật hoang dã./.
John Sellar, phụ trách chống buôn lậu của Cites, tuyên bố: "Chúng ta đã thất bại thảm hại trong việc bảo vệ loài hổ. Trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 3.200 con hổ."
Ông đồng thời cho rằng, mối nguy hiểm lớn nhất hiện nay đối với động vật này là bị mất chỗ ở và việc buôn lậu hổ đang tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác.
Đầu những năm 1990, thế giới vẫn còn khoảng 110.000 con hổ.
Hổ là một trong những loài động vật được đưa vào phụ lục 1 của Cites năm 1975, quy định cấm việc buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Ông John Sellar cho biết, ngoài việc sử dụng làm các bài thuốc quý trong y học phương Đông, hổ cũng bị săn bắn trái phép vì con người muốn da của chúng để trang trí cho nhà của mình hoặc để làm quần áo.
Tin tưởng rằng kỳ họp này của Cites là để thuyết phục các nước thành viên nỗ lực hơn nữa để bảo vệ loài hổ, ông John Sellar cũng đưa ra cảnh báo, không bao lâu loài hổ sẽ biến mất hoàn toàn.
Số lượng hổ còn lại là rất ít và đang ở trong giai đoạn không thể sinh sản được nữa.
Theo ông Keshav Varma, Giám đốc Global Tiger Initiative, một chương trình của Ngân hàng thế giới, chỉ còn 10 năm nữa để cứu hổ tránh nguy cơ tuyệt chủng. Và để làm được điều này, điều quan trọng là phải có khung thể chế quốc tế có khả năng chống lại tội phạm về môi trường và động vật hoang dã./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)