Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 21/10, chứng khoán Mỹ bắt đầu chững lại sau khi liên tiếp ghi nhận xu hướng tích cực vào cuối tuần trước nhờ thỏa thuận đạt được giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ công nhằm giúp Chính phủ hoạt động trở lại sau hai tuần đóng cửa, cũng như tránh khỏi kịch bản vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 7,45 điểm, tương đương 0,05%, xuống 15.329,20 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 lại "nhích" không đáng kể 0,16 điểm (0,01%), lên 1.744,66 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng ghi thêm 5,77 điểm (0,15%), đóng cửa ở mức 3.920,05 điểm.
Theo ông Peter Cardillo từ Công ty Rockwell Global Capital, mặc dù các kết quả báo cáo lợi nhuận kinh doanh quý 3 vừa qua của một số doanh nghiệp Mỹ đã vượt trên kỳ vọng, song mức tăng trưởng về doanh thu của các doanh nghiệp này vẫn còn yếu.
Diễn biến có phần ảm đạm của Phố Wall trong ngày giao dịch đầu tuần còn do giới đầu tư đang nóng lòng chờ chợi báo cáo việc làm tháng Chín vừa qua của Bộ Lao động Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 22/10 sau khi bị hoãn lại từ ngày 4/10 tới, do Chính phủ phải tạm ngừng hoạt động.
Không nằm ngoài xu hướng trên, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lình xình bất nhất, khi nhiều nhà đầu tư quyết định đứng ngoài thị trường để chờ đợi những thông tin kinh tế mới giúp định hướng kinh doanh.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,48%, lên 6.54,2 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 0,21%, xuống 4.276,92 điểm.
Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 gần như không thay đổi khi chỉ tiến 0,02%, đóng cửa ở mức 8.867,22 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 22/10 tại thị trường châu Á, các chỉ số đồng loạt hạ điểm, giữa bối cảnh tâm lý thận trọng đang bao trùm toàn thị trường trước khi Mỹ công bố báo cáo về số liệu việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng Chín vừa qua.
Mở cửa phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 16.49 điểm (0,11%), xuống 14.677,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt mất 4,98 điểm (0,22%) và 129,14 điểm (0,55%), xuống 2.224,26 điểm và 23.309,01 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 7,45 điểm, tương đương 0,05%, xuống 15.329,20 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 lại "nhích" không đáng kể 0,16 điểm (0,01%), lên 1.744,66 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng ghi thêm 5,77 điểm (0,15%), đóng cửa ở mức 3.920,05 điểm.
Theo ông Peter Cardillo từ Công ty Rockwell Global Capital, mặc dù các kết quả báo cáo lợi nhuận kinh doanh quý 3 vừa qua của một số doanh nghiệp Mỹ đã vượt trên kỳ vọng, song mức tăng trưởng về doanh thu của các doanh nghiệp này vẫn còn yếu.
Diễn biến có phần ảm đạm của Phố Wall trong ngày giao dịch đầu tuần còn do giới đầu tư đang nóng lòng chờ chợi báo cáo việc làm tháng Chín vừa qua của Bộ Lao động Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 22/10 sau khi bị hoãn lại từ ngày 4/10 tới, do Chính phủ phải tạm ngừng hoạt động.
Không nằm ngoài xu hướng trên, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lình xình bất nhất, khi nhiều nhà đầu tư quyết định đứng ngoài thị trường để chờ đợi những thông tin kinh tế mới giúp định hướng kinh doanh.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,48%, lên 6.54,2 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 0,21%, xuống 4.276,92 điểm.
Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 gần như không thay đổi khi chỉ tiến 0,02%, đóng cửa ở mức 8.867,22 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 22/10 tại thị trường châu Á, các chỉ số đồng loạt hạ điểm, giữa bối cảnh tâm lý thận trọng đang bao trùm toàn thị trường trước khi Mỹ công bố báo cáo về số liệu việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng Chín vừa qua.
Mở cửa phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 16.49 điểm (0,11%), xuống 14.677,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt mất 4,98 điểm (0,22%) và 129,14 điểm (0,55%), xuống 2.224,26 điểm và 23.309,01 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)