Ngày 29/12, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà kinh tế Mỹ và quốc tế, sự thay đổi dân số sẽ quyết định triển vọng kinh tế của một quốc gia và sự biến động dân số này đang đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch trọng tâm quyền lực kinh tế toàn cầu sang châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển mới nổi.
Eswar Prasad, giáo sư Đại học Cornell và Viện Brookings của Mỹ nhấn mạnh, các nước phát triển đang đứng trước thời kỳ điều chỉnh rất khó khăn, đặc biệt là các nước nhỏ, khi phải nhường những vị thế chi phối trong nền kinh tế thế giới cho các nước đang phát triển mới nổi đầy năng động.
Laishram Ladu Singh, Giáo sư dân số học và thống kê quốc tế Viện khoa học dân số quốc tế Mumbai (Ấn Độ) cho rằng, trong thập kỷ tới, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm thương mại quốc tế và nền kinh tế thế giới sẽ hội tụ về hai nước này do dân số khổng lồ tại đây. Tuy nhiên, hai nước này phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể trở thành nước phát triển vì đa số người dân vẫn thuộc diện nghèo.
Theo kết quả điều tra dân số Mỹ năm nay, hiện nước này có hơn 300 triệu người, tăng 9,7%. Đây là tỷ lệ tăng dân số thấp nhất tại Mỹ kể từ năm 1940. Tuổi trung bình của dân số Mỹ hiện nay là 36,6 tuổi, trẻ nhất trong số các nước thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7).
Trong khi 194/227 nước trên thế giới tăng dân số, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Đức và Nhật Bản là hai nước duy nhất trong Nhóm G-7 có dân số giảm.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, tuổi trung bình dân số Trung Quốc hiện nay là 34,2 nhưng sẽ tăng lên 38,9 vào năm 2025 so với tuổi trung bình của dân số Mỹ cũng vào năm này là 38,7. Dân số già sẽ làm giảm lực lượng lao động, kéo theo giảm tương ứng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc.
Peter Johnson, nhà nghiên cứu dân số học và kinh tế của Mỹ cảnh báo, một trong những lo ngại nhất khi dân số giảm là sự già hóa dân số. Dân số trẻ là một nhân tố để phát triển kinh tế trong tương lai./.
Eswar Prasad, giáo sư Đại học Cornell và Viện Brookings của Mỹ nhấn mạnh, các nước phát triển đang đứng trước thời kỳ điều chỉnh rất khó khăn, đặc biệt là các nước nhỏ, khi phải nhường những vị thế chi phối trong nền kinh tế thế giới cho các nước đang phát triển mới nổi đầy năng động.
Laishram Ladu Singh, Giáo sư dân số học và thống kê quốc tế Viện khoa học dân số quốc tế Mumbai (Ấn Độ) cho rằng, trong thập kỷ tới, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm thương mại quốc tế và nền kinh tế thế giới sẽ hội tụ về hai nước này do dân số khổng lồ tại đây. Tuy nhiên, hai nước này phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể trở thành nước phát triển vì đa số người dân vẫn thuộc diện nghèo.
Theo kết quả điều tra dân số Mỹ năm nay, hiện nước này có hơn 300 triệu người, tăng 9,7%. Đây là tỷ lệ tăng dân số thấp nhất tại Mỹ kể từ năm 1940. Tuổi trung bình của dân số Mỹ hiện nay là 36,6 tuổi, trẻ nhất trong số các nước thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7).
Trong khi 194/227 nước trên thế giới tăng dân số, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Đức và Nhật Bản là hai nước duy nhất trong Nhóm G-7 có dân số giảm.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, tuổi trung bình dân số Trung Quốc hiện nay là 34,2 nhưng sẽ tăng lên 38,9 vào năm 2025 so với tuổi trung bình của dân số Mỹ cũng vào năm này là 38,7. Dân số già sẽ làm giảm lực lượng lao động, kéo theo giảm tương ứng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc.
Peter Johnson, nhà nghiên cứu dân số học và kinh tế của Mỹ cảnh báo, một trong những lo ngại nhất khi dân số giảm là sự già hóa dân số. Dân số trẻ là một nhân tố để phát triển kinh tế trong tương lai./.
(TTXVN/Vietnam+)