Các nhà khoa học Thụy Điển vừa phát hiện cơ chế kiểm soát hệ miễn dịch cơ thể người. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng giúp điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, thấp khớp và lở loét toàn thân.
Báo cáo của Viện y khoa Karolinska (Thụy Điển) ngày 3/5 cho biết, trong cơ thể của người mắc bệnh lở loét toàn thân hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch thiếu một loại tế bào có tên gọi NKT. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh sự giảm thiếu tế bào NKT là nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Phó giáo sư Carlsson thuộc Viện y khoa Karolinska cho biết, trong hệ miễn dịch cơ thể người có một loại tế bào đặc biệt có tên gọi tế bào B. Tế bào B chuyên phụ trách tạo kháng thể, kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn và virus trong cơ thể
Tuy nhiên, khi người mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, tế bào B không thể phát huy tác dụng, mà ngược lại nó liên tục phân chia và gây tổn hại cho cơ thể.
Các nhà khoa học phát hiện, tế bào NKT có thể trực tiếp kiểm soát tế bào B, chỉ đạo tế bào B gây ảnh hưởng đến các tổ chức cơ thể người. Khi cơ thể người thiếu hụt thậm chí không có tế bào NKT, tế bào B sẽ bị kích hoạt sai mục đích và qua đó gây tổn hại đến cơ thể người.
Tuy nhiên, khi tế bào NKT tồn tại phổ biến, nó có thể kịp thời ngăn chặn các “hành vi” sai mục đích của tế bào B, qua đó giúp ngăn chặn quá trình phát bệnh.
Theo các nhà khoa học, biện pháp mới cần tiếp tục nghiên cứu sau này là bảo vệ tế bào NKT để điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch./.
Báo cáo của Viện y khoa Karolinska (Thụy Điển) ngày 3/5 cho biết, trong cơ thể của người mắc bệnh lở loét toàn thân hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch thiếu một loại tế bào có tên gọi NKT. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh sự giảm thiếu tế bào NKT là nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Phó giáo sư Carlsson thuộc Viện y khoa Karolinska cho biết, trong hệ miễn dịch cơ thể người có một loại tế bào đặc biệt có tên gọi tế bào B. Tế bào B chuyên phụ trách tạo kháng thể, kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn và virus trong cơ thể
Tuy nhiên, khi người mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, tế bào B không thể phát huy tác dụng, mà ngược lại nó liên tục phân chia và gây tổn hại cho cơ thể.
Các nhà khoa học phát hiện, tế bào NKT có thể trực tiếp kiểm soát tế bào B, chỉ đạo tế bào B gây ảnh hưởng đến các tổ chức cơ thể người. Khi cơ thể người thiếu hụt thậm chí không có tế bào NKT, tế bào B sẽ bị kích hoạt sai mục đích và qua đó gây tổn hại đến cơ thể người.
Tuy nhiên, khi tế bào NKT tồn tại phổ biến, nó có thể kịp thời ngăn chặn các “hành vi” sai mục đích của tế bào B, qua đó giúp ngăn chặn quá trình phát bệnh.
Theo các nhà khoa học, biện pháp mới cần tiếp tục nghiên cứu sau này là bảo vệ tế bào NKT để điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)