Hiện nay, để giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh ở những vùng khó khăn như vùng sâu, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thì vai trò của cô đỡ thôn bản là một giải pháp hữu hiệu nhất.
Trong tổng số hơn 24.700 hộ sinh ở Việt Nam, có hơn 1.000 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo ngắn hạn kỹ năng hộ sinh. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hiện nay chính sách ưu tiên và những hỗ trợ cho các cô đỡ thôn bản vẫn rất “èo uột.”
Làm quen với... nỗi sợ
Chị Chamalé Thị Hém (22 tuổi) - ở thôn Manai, Phước Thành, Bác Ái, Ninh Thuận với dáng người nhỏ thó, cao chưa đầy 1 mét 50, song Hém rất nhanh nhẹn, hoạt bát.
Hén học hết lớp 9 xong thì ở nhà vì không có điều kiện học tiếp. Đến năm 2006, Hém được xã chọn đi học lớp bà đỡ ở Bệnh viện Từ Dũ. Đây cũng là lớp học bà đỡ đầu tiên của xã tổ chức. Đến tháng 10/2006, Hém bắt đầu làm công việc của một bà đỡ.
Nói về công việc, Hém tâm sự, lúc đầu mới đỡ đẻ cho các sản phụ cô rất sợ. Ca đầu tiên đỡ ở gần nhà, đó là một em bé gái, nặng 2,8kg. Do mới làm nên phải chuẩn bị rất vất vả, toát mồ hôi vì sợ, sau đó dần dần quen. Đến nay, cô đã đỡ đẻ được cho hơn 100 ca.
Hém cho hay, trở ngại lớn nhất hiện nay trong công việc của cô là đường xấu, đi lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình vẫn còn tồn tại hủ tục của người dân thường để sản phụ đẻ tại nhà, không cho người ngoài đỡ... dẫn đến những tai biến sản khoa vô cùng đáng tiếc. Nhiều bà mẹ, em bé đã tử vong vì lý do rất nhỏ... Do vậy, việc tư vấn, quản lý thai sản, khám thai định kỳ ở đây cực kỳ khó khăn.
Tại địa phương của Hém, có trường hợp khi người vợ đau bụng sắp đẻ, người chồng không đưa đến trạm y tế khiến sản phụ đẻ ở nhà bị băng huyết, sau đó tử vong.
Hém kể: “Việc thay đổi nhận thức của bà con rất khó khăn và gian nan. Ban đầu cô vấp phải sự phản đối kịch liệt của họ, nhưng dần dần mình làm có uy tín rồi bà con làm theo cách của mình.”
Trong xã của Hém có 5 thôn, hầu hết ở trên núi cao. Khi họ mang thai, cô đến từng nhà tư vấn cho họ không nên ở trên núi cao, phải đi khám thường xuyên, phải xuống trạm để khám. Nếu họ không đi xuống thì mình xuống tận nhà để khám cho họ, phát cho họ uống viên bổ máu cho bà bầu.
Về công tác tuyên truyền, nhiều cô đỡ thôn bản cho hay họ phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Có trường hợp gặp nhau như lúc đi làm nương, phát rẫy… các cô cũng phải tranh thủ phổ biến kiến thức về thai sản cho họ.
Cưỡi ngựa, đi bộ xuyên rừng… để đỡ đẻ
Cách vùng trung tâm của tỉnh Hà Giang 200km, việc đi lại rất khó khăn, cô đỡ Sìn Thị Rúm ở xã Cốc Rế, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giãi bày: “Có cho em một cái xe đạp cũng không thể đi xe đạp được vì địa hình hiểm trở, đường mòn dốc cao, chỉ có đi bộ thôi.”
Thôn của cô cách xa trạm y tế xã, nhiều hộ dân họ không thể đến đó được, do vậy phải đến tận nhà để đỡ đẻ cho họ.
Cô đỡ thôn bản Triệu Thị Trang (27 tuổi), người dân tộc Dao đỏ ở xóm Lũng Rịch, Lương Thông, Thông Nông, Cao Bằng tâm sự, do là địa bàn miền núi, nên khoảng cách từ các xóm khá cách xa nhau. Từ nhà Trang xuống trạm y tế xã là 12km, còn có nhiều nơi còn xa hơn. Có những gia đình sản phụ gọi Trang đến, do xa quá Trang phải đi ngựa đến nhà họ cho đỡ mỏi chân.
Hầu hết mọi người ở xa, Trang phải đi bộ đến nhà họ mất 3 tiếng. Nhiều gia đình vẫn còn gắn với tập tục đẻ ở nhà. Vì vậy Trang phải tư vấn, ra sức vận động cho người nhà của họ việc đẻ ở nhà không được an toàn, không có thuốc. Hơn nữa đẻ ở nhà trong buồng tối, không vệ sinh cho em bé, khuyến khích họ tới trạm xá vì ở đó có thuốc, có chỗ đẻ sạch sẽ.
Rạng rỡ trên nét mặt, Trang kể, từ lúc được đào tạo đến giờ chưa xảy ra ca bà mẹ mang thai nào tử vong. Trong năm nay, trên địa bàn của Trang có gần 10 trường hợp đang mang thai, trong đó có một ca đã đẻ. Những trường hợp còn lại Trang vẫn phải đến theo dõi thường xuyên cho họ. Đặc biệt, trong tháng cuối cô phải tư vấn cho họ đến trạm xá.
Hầu hết các trường hợp sản phụ đẻ xong Trang phải ở để hướng dẫn họ cách chăm sóc em bé mới sinh trong 6 giờ đầu và ba ngày đầu để đề phòng trường hợp băng huyết có thể xảy ra. Những trường hợp ở gần thì Trang sẽ sang hằng ngày để tư vấn cho họ, còn có nhiều nhà ở quá xa thì Trang phải ở luôn nhà của họ trong ba ngày đầu cho tiện chăm sóc.
Thiếu chế độ ưu đãi
Những cô đỡ thôn bản như Triệu Thị Trang, Sìn Thị Rúm, Chamalé Thị Hém ngày ngày âm thầm thực hiện công việc của mình, nhưng ít ai biết, đằng sau sự tận tâm, tận tình ấy, các cô đỡ thôn bản vẫn còn nhiều khó khăn bởi đồng lương ít ỏi. Họ được hưởng lương theo chế độ 3 tháng nhận chỉ vỏn vẹn có 625.000 đồng.
Bàn về vấn đề này, tiến sĩ Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, một khó khăn đối với các cô đỡ thôn bản là thiếu một số chính sách hỗ trợ về lương, mức thưởng động viên, phí đi lại, hỗ trợ nhà ở, ngân sách thường xuyên để đào tạo lại hộ sinh…
Chính vì vậy, việc tuyển dụng, lưu giữ hộ sinh làm việc ở những khu vực khó khăn, đặc biệt ở các xã miền núi và vùng sâu vẫn rất nan giải.
Tại Lễ công bố báo cáo “Tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011” vừa được tổ chức tại Hà Nội, hầu hết các cô đỡ thôn bản đều bày tỏ mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa để họ có thu nhập ổn định nhằm yên tâm làm việc tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như trang thiết bị cho các cô đỡ thôn bản./.
Trong tổng số hơn 24.700 hộ sinh ở Việt Nam, có hơn 1.000 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo ngắn hạn kỹ năng hộ sinh. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hiện nay chính sách ưu tiên và những hỗ trợ cho các cô đỡ thôn bản vẫn rất “èo uột.”
Làm quen với... nỗi sợ
Chị Chamalé Thị Hém (22 tuổi) - ở thôn Manai, Phước Thành, Bác Ái, Ninh Thuận với dáng người nhỏ thó, cao chưa đầy 1 mét 50, song Hém rất nhanh nhẹn, hoạt bát.
Hén học hết lớp 9 xong thì ở nhà vì không có điều kiện học tiếp. Đến năm 2006, Hém được xã chọn đi học lớp bà đỡ ở Bệnh viện Từ Dũ. Đây cũng là lớp học bà đỡ đầu tiên của xã tổ chức. Đến tháng 10/2006, Hém bắt đầu làm công việc của một bà đỡ.
Nói về công việc, Hém tâm sự, lúc đầu mới đỡ đẻ cho các sản phụ cô rất sợ. Ca đầu tiên đỡ ở gần nhà, đó là một em bé gái, nặng 2,8kg. Do mới làm nên phải chuẩn bị rất vất vả, toát mồ hôi vì sợ, sau đó dần dần quen. Đến nay, cô đã đỡ đẻ được cho hơn 100 ca.
Hém cho hay, trở ngại lớn nhất hiện nay trong công việc của cô là đường xấu, đi lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình vẫn còn tồn tại hủ tục của người dân thường để sản phụ đẻ tại nhà, không cho người ngoài đỡ... dẫn đến những tai biến sản khoa vô cùng đáng tiếc. Nhiều bà mẹ, em bé đã tử vong vì lý do rất nhỏ... Do vậy, việc tư vấn, quản lý thai sản, khám thai định kỳ ở đây cực kỳ khó khăn.
Tại địa phương của Hém, có trường hợp khi người vợ đau bụng sắp đẻ, người chồng không đưa đến trạm y tế khiến sản phụ đẻ ở nhà bị băng huyết, sau đó tử vong.
Hém kể: “Việc thay đổi nhận thức của bà con rất khó khăn và gian nan. Ban đầu cô vấp phải sự phản đối kịch liệt của họ, nhưng dần dần mình làm có uy tín rồi bà con làm theo cách của mình.”
Trong xã của Hém có 5 thôn, hầu hết ở trên núi cao. Khi họ mang thai, cô đến từng nhà tư vấn cho họ không nên ở trên núi cao, phải đi khám thường xuyên, phải xuống trạm để khám. Nếu họ không đi xuống thì mình xuống tận nhà để khám cho họ, phát cho họ uống viên bổ máu cho bà bầu.
Về công tác tuyên truyền, nhiều cô đỡ thôn bản cho hay họ phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Có trường hợp gặp nhau như lúc đi làm nương, phát rẫy… các cô cũng phải tranh thủ phổ biến kiến thức về thai sản cho họ.
Cưỡi ngựa, đi bộ xuyên rừng… để đỡ đẻ
Cách vùng trung tâm của tỉnh Hà Giang 200km, việc đi lại rất khó khăn, cô đỡ Sìn Thị Rúm ở xã Cốc Rế, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giãi bày: “Có cho em một cái xe đạp cũng không thể đi xe đạp được vì địa hình hiểm trở, đường mòn dốc cao, chỉ có đi bộ thôi.”
Thôn của cô cách xa trạm y tế xã, nhiều hộ dân họ không thể đến đó được, do vậy phải đến tận nhà để đỡ đẻ cho họ.
Cô đỡ thôn bản Triệu Thị Trang (27 tuổi), người dân tộc Dao đỏ ở xóm Lũng Rịch, Lương Thông, Thông Nông, Cao Bằng tâm sự, do là địa bàn miền núi, nên khoảng cách từ các xóm khá cách xa nhau. Từ nhà Trang xuống trạm y tế xã là 12km, còn có nhiều nơi còn xa hơn. Có những gia đình sản phụ gọi Trang đến, do xa quá Trang phải đi ngựa đến nhà họ cho đỡ mỏi chân.
Hầu hết mọi người ở xa, Trang phải đi bộ đến nhà họ mất 3 tiếng. Nhiều gia đình vẫn còn gắn với tập tục đẻ ở nhà. Vì vậy Trang phải tư vấn, ra sức vận động cho người nhà của họ việc đẻ ở nhà không được an toàn, không có thuốc. Hơn nữa đẻ ở nhà trong buồng tối, không vệ sinh cho em bé, khuyến khích họ tới trạm xá vì ở đó có thuốc, có chỗ đẻ sạch sẽ.
Rạng rỡ trên nét mặt, Trang kể, từ lúc được đào tạo đến giờ chưa xảy ra ca bà mẹ mang thai nào tử vong. Trong năm nay, trên địa bàn của Trang có gần 10 trường hợp đang mang thai, trong đó có một ca đã đẻ. Những trường hợp còn lại Trang vẫn phải đến theo dõi thường xuyên cho họ. Đặc biệt, trong tháng cuối cô phải tư vấn cho họ đến trạm xá.
Hầu hết các trường hợp sản phụ đẻ xong Trang phải ở để hướng dẫn họ cách chăm sóc em bé mới sinh trong 6 giờ đầu và ba ngày đầu để đề phòng trường hợp băng huyết có thể xảy ra. Những trường hợp ở gần thì Trang sẽ sang hằng ngày để tư vấn cho họ, còn có nhiều nhà ở quá xa thì Trang phải ở luôn nhà của họ trong ba ngày đầu cho tiện chăm sóc.
Thiếu chế độ ưu đãi
Những cô đỡ thôn bản như Triệu Thị Trang, Sìn Thị Rúm, Chamalé Thị Hém ngày ngày âm thầm thực hiện công việc của mình, nhưng ít ai biết, đằng sau sự tận tâm, tận tình ấy, các cô đỡ thôn bản vẫn còn nhiều khó khăn bởi đồng lương ít ỏi. Họ được hưởng lương theo chế độ 3 tháng nhận chỉ vỏn vẹn có 625.000 đồng.
Bàn về vấn đề này, tiến sĩ Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, một khó khăn đối với các cô đỡ thôn bản là thiếu một số chính sách hỗ trợ về lương, mức thưởng động viên, phí đi lại, hỗ trợ nhà ở, ngân sách thường xuyên để đào tạo lại hộ sinh…
Chính vì vậy, việc tuyển dụng, lưu giữ hộ sinh làm việc ở những khu vực khó khăn, đặc biệt ở các xã miền núi và vùng sâu vẫn rất nan giải.
Tại Lễ công bố báo cáo “Tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011” vừa được tổ chức tại Hà Nội, hầu hết các cô đỡ thôn bản đều bày tỏ mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa để họ có thu nhập ổn định nhằm yên tâm làm việc tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như trang thiết bị cho các cô đỡ thôn bản./.
Thùy Giang (Vietnam+)