Ngồi lặng thinh bên căn bếp xiêu vẹo, cô Trần Thị Thu Thủy cứ bần thần ngó mãi ra mảnh sân trước cửa. Đã gần 1 tháng kể từ ngày cơn lũ đi qua, cuốn theo của cải hai vợ chồng góp nhặt hơn chục năm, nỗi buồn vẫn không vơi trên khuôn mặt cô giáo trẻ trường Sơn Trạch 2, Bố Trạch, Quảng Bình.
“Tích góp mãi mới được ít gỗ làm nhà, nhưng gỗ theo nước trôi sạch cả, chả biết khi nào mới có được cái nhà tử tế,” cô Thủy trầm ngâm ngắm hai đứa trẻ đang ríu rít nô đùa ngoài sân.
Chưa khi nào trường Sơn Trạch 2 lại run rẩy và tan hoang như thế sau cơn nước lớn. Hơn 200 bộ bàn ghế bị nước cuốn trôi chỉ trong một đêm. Mấy bộ bàn ghế may mắn không bị thủy thần giật mất thì cũng liêu xiêu, mục rỗng cả. Thế mới có chuyện, đám học sinh vừa hí hửng vì mấy chục bộ bàn ghế mới, thơm phức mùi gỗ thì được vài bữa lại phải nhăn nhó ngồi chen nhau trong mấy chiếc bàn đang đợi... thanh lý.
Dãy nhà nội trú phía sau trường, nơi 3 mẹ con cô Thủy sống, qua hai đợt lũ cũng xác xơ, chắp vá chằng chịt. Đêm hôm nước lũ ồng ộc tràn về Sơn Trạch, cô Thủy chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo cho lũ trẻ rồi vội vàng cõng 2 đứa lên dãy nhà cao tầng. Đợt lũ, cả nhà được ít mỳ tôm chống đói, cô Thủy lại gom góp mang xuống từng nhà lũ học trò trong lớp.
Nhớ lại mấy bữa nước mới rút, cô Thủy bảo mỗi lớp chỉ lác đác được dăm ba học sinh. Mấy cô giáo trong trường cứ thần người nhìn lũ trẻ ê a tập đọc mà buồn, mà lo không biết các con có an toàn sau cơn lũ dữ.
Sang đến ngày thứ 2, cả trường Sân Trạch 2 vẫn văng tanh vắng ngắt. Thủy cùng mấy cô giáo trong trường lòng nóng như lửa đốt vội bảo nhau đi về từng thôn, xóm, cố tìm bằng được những học sinh còn vắng mặt.
Cô Thủy kể, cất công tới từng nhà nhưng hôm đầu, cô cũng chỉ nhận được cái lắc đầu quầy quậy của hầu hết các phụ huynh.
“Sau cơn lũ, nhà cửa chả còn, nhiều gia đình lo cái ăn cho cả nhà đã đủ mệt, họ chả lấy đâu ra tiền cho con đi học,” cô Thủy ngậm ngùi.
Thế rồi, các cô bảo nhau gom góp được bao nhiêu mỳ tôm trong nhà xuống tặng cả cho các em.
“Có em, bố mẹ đi làm xa, cả đợt lũ chỉ có 2 anh em bám lấy nhau. Các cô lại phải đi tìm từng cái áo, cái quần cho hai đứa yên tâm quay lại trường,” cô Thủy xúc động nhớ lại.
Những ngày sau đó, lũ trẻ đến trường nhộn nhịp dần lên. Cả những đứa trẻ thùng thình trong chiếc quần đùi của bố, cái áo ba lỗ của anh trai nhưng cũng hăm hở cắp cặp đến trường. Cả ngôi trường Sơn Trạch 2 trở lại hăng hái tìm lại nhịp sống vốn có của mình.
Đang dở chuyện, bỗng dưng, cô Thủy lặng thinh, ngập ngừng đưa mắt vào trong nhà. Mấy tuần sau lũ, cô sống nhờ cả vào sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường. Người cái nồi, người ít gạo, ba mẹ con chẳng được gì từ những đợt cứu trợ của huyện, xã.
“Nhà cô giáo Thủy hộ khẩu tại nơi khác, cách đây những hơn 40 cây số. Thế nên, hàng cứu trợ về, mấy mẹ con Thủy chẳng được gì,” cô hiệu phó nhà trường nói.
Không chỉ mình cô giáo Thủy, hơn chục thầy cô giáo trẻ đang sống nội trú tại trường Sơn Trạch 2 cũng đang phải gồng mình sau lũ vì chung cảnh “không hộ khẩu.”
“Dù không có hộ khẩu ở đây nhưng toàn bộ tài sản, tâm huyết tôi để hết tại trường. Giờ không được hỗ trợ, đời sống cơ cực lắm anh ạ,” cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huệ nức nở.
Tại trường trung học cơ sở Đặng Dung (Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh), rất nhiều thầy cô giáo, dù đã có thâm niên gần chục năm gắn bó với trường nhưng vẫn nhận được không nhiều hỗ trợ sau khi lũ rút.
Thầy Nguyễn Hữu Cường chỉ cho chúng tôi xem dãy nhà tập thể cũ kỹ lụp xụp mà gần chục thầy cô giáo vẫn hàng ngày tá túc. Trong trận lụt vừa qua, để có thể cứu trường, anh Cường đã bỏ lại căn nhà ấy. Toàn bộ đồ đạc đã hỏng hết, mái dột tứ tung. Bộ máy tính duy nhất để làm việc cũng bị ngâm hỏng.
Xung quanh, có căn phòng các thầy phải phá cửa, phá tường để xông vào cứu đồ trong lũ. Giờ lũ qua đi, nhưng cuộc sống của các thầy cô vẫn bộn bề khăn khó.
“Lắm lúc tủi muốn khóc vì có trường nhận được hỗ trợ rất nhiều, cho cả học sinh và giáo viên, có trường lại không được quan tâm mấy,” thầy Cường tâm sự.
Giáo viên cấp 1, 2 đã khó khăn, những cô giáo mầm non nơi rốn lũ Can Lộc lại càng nhọc nhằn hơn bao giờ hết. Hiệu trường trường mầm non bán công Sơn Lộc cho hay, trong đêm nước dâng, toàn bộ 29 giáo viên của trường đều lao vào cứu gạo cho học trò. Nhà cửa các cô cũng bị ngập hết.
“Các cô ở đây hầu hết chưa biên chế, lương rất thấp. Lũ ra, người dân khổ thế nào, các cô khổ thế rứa,” cô Quý xót xa.
Các cô còn bớt lương, nhịn miệng nuôi trò qua cơn đói, đồng tiền lại càng ít đi. Họ không thể sắm sửa lại được những gì mình đã mất.
“Vừa qua, trường đã làm đơn xin đề nghị hỗ trợ cho 6 trường hợp giáo viên bị thiệt hại nặng nề sau lũ nhưng vẫn chưa thấy hồi âm,” cô Quý nói.
Nhưng chừng đấy khó khăn và nhọc nhằn vẫn chưa bao giờ đánh tan niềm yêu trẻ của các thầy cô vùng rốn lũ. Chúng tôi lại chợt nhớ về chuyện cô giáo mầm non, vì muốn cứu đồ đạc, sách vở của các em đã hy sinh trên dòng lũ dữ tại Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh. Ở tận cùng mỗi người cầm phấn, vẫn là một nhiệt tâm tràn đầy./.
“Tích góp mãi mới được ít gỗ làm nhà, nhưng gỗ theo nước trôi sạch cả, chả biết khi nào mới có được cái nhà tử tế,” cô Thủy trầm ngâm ngắm hai đứa trẻ đang ríu rít nô đùa ngoài sân.
Chưa khi nào trường Sơn Trạch 2 lại run rẩy và tan hoang như thế sau cơn nước lớn. Hơn 200 bộ bàn ghế bị nước cuốn trôi chỉ trong một đêm. Mấy bộ bàn ghế may mắn không bị thủy thần giật mất thì cũng liêu xiêu, mục rỗng cả. Thế mới có chuyện, đám học sinh vừa hí hửng vì mấy chục bộ bàn ghế mới, thơm phức mùi gỗ thì được vài bữa lại phải nhăn nhó ngồi chen nhau trong mấy chiếc bàn đang đợi... thanh lý.
Dãy nhà nội trú phía sau trường, nơi 3 mẹ con cô Thủy sống, qua hai đợt lũ cũng xác xơ, chắp vá chằng chịt. Đêm hôm nước lũ ồng ộc tràn về Sơn Trạch, cô Thủy chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo cho lũ trẻ rồi vội vàng cõng 2 đứa lên dãy nhà cao tầng. Đợt lũ, cả nhà được ít mỳ tôm chống đói, cô Thủy lại gom góp mang xuống từng nhà lũ học trò trong lớp.
Nhớ lại mấy bữa nước mới rút, cô Thủy bảo mỗi lớp chỉ lác đác được dăm ba học sinh. Mấy cô giáo trong trường cứ thần người nhìn lũ trẻ ê a tập đọc mà buồn, mà lo không biết các con có an toàn sau cơn lũ dữ.
Sang đến ngày thứ 2, cả trường Sân Trạch 2 vẫn văng tanh vắng ngắt. Thủy cùng mấy cô giáo trong trường lòng nóng như lửa đốt vội bảo nhau đi về từng thôn, xóm, cố tìm bằng được những học sinh còn vắng mặt.
Cô Thủy kể, cất công tới từng nhà nhưng hôm đầu, cô cũng chỉ nhận được cái lắc đầu quầy quậy của hầu hết các phụ huynh.
“Sau cơn lũ, nhà cửa chả còn, nhiều gia đình lo cái ăn cho cả nhà đã đủ mệt, họ chả lấy đâu ra tiền cho con đi học,” cô Thủy ngậm ngùi.
Thế rồi, các cô bảo nhau gom góp được bao nhiêu mỳ tôm trong nhà xuống tặng cả cho các em.
“Có em, bố mẹ đi làm xa, cả đợt lũ chỉ có 2 anh em bám lấy nhau. Các cô lại phải đi tìm từng cái áo, cái quần cho hai đứa yên tâm quay lại trường,” cô Thủy xúc động nhớ lại.
Những ngày sau đó, lũ trẻ đến trường nhộn nhịp dần lên. Cả những đứa trẻ thùng thình trong chiếc quần đùi của bố, cái áo ba lỗ của anh trai nhưng cũng hăm hở cắp cặp đến trường. Cả ngôi trường Sơn Trạch 2 trở lại hăng hái tìm lại nhịp sống vốn có của mình.
Đang dở chuyện, bỗng dưng, cô Thủy lặng thinh, ngập ngừng đưa mắt vào trong nhà. Mấy tuần sau lũ, cô sống nhờ cả vào sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường. Người cái nồi, người ít gạo, ba mẹ con chẳng được gì từ những đợt cứu trợ của huyện, xã.
“Nhà cô giáo Thủy hộ khẩu tại nơi khác, cách đây những hơn 40 cây số. Thế nên, hàng cứu trợ về, mấy mẹ con Thủy chẳng được gì,” cô hiệu phó nhà trường nói.
Không chỉ mình cô giáo Thủy, hơn chục thầy cô giáo trẻ đang sống nội trú tại trường Sơn Trạch 2 cũng đang phải gồng mình sau lũ vì chung cảnh “không hộ khẩu.”
“Dù không có hộ khẩu ở đây nhưng toàn bộ tài sản, tâm huyết tôi để hết tại trường. Giờ không được hỗ trợ, đời sống cơ cực lắm anh ạ,” cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huệ nức nở.
Tại trường trung học cơ sở Đặng Dung (Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh), rất nhiều thầy cô giáo, dù đã có thâm niên gần chục năm gắn bó với trường nhưng vẫn nhận được không nhiều hỗ trợ sau khi lũ rút.
Thầy Nguyễn Hữu Cường chỉ cho chúng tôi xem dãy nhà tập thể cũ kỹ lụp xụp mà gần chục thầy cô giáo vẫn hàng ngày tá túc. Trong trận lụt vừa qua, để có thể cứu trường, anh Cường đã bỏ lại căn nhà ấy. Toàn bộ đồ đạc đã hỏng hết, mái dột tứ tung. Bộ máy tính duy nhất để làm việc cũng bị ngâm hỏng.
Xung quanh, có căn phòng các thầy phải phá cửa, phá tường để xông vào cứu đồ trong lũ. Giờ lũ qua đi, nhưng cuộc sống của các thầy cô vẫn bộn bề khăn khó.
“Lắm lúc tủi muốn khóc vì có trường nhận được hỗ trợ rất nhiều, cho cả học sinh và giáo viên, có trường lại không được quan tâm mấy,” thầy Cường tâm sự.
Giáo viên cấp 1, 2 đã khó khăn, những cô giáo mầm non nơi rốn lũ Can Lộc lại càng nhọc nhằn hơn bao giờ hết. Hiệu trường trường mầm non bán công Sơn Lộc cho hay, trong đêm nước dâng, toàn bộ 29 giáo viên của trường đều lao vào cứu gạo cho học trò. Nhà cửa các cô cũng bị ngập hết.
“Các cô ở đây hầu hết chưa biên chế, lương rất thấp. Lũ ra, người dân khổ thế nào, các cô khổ thế rứa,” cô Quý xót xa.
Các cô còn bớt lương, nhịn miệng nuôi trò qua cơn đói, đồng tiền lại càng ít đi. Họ không thể sắm sửa lại được những gì mình đã mất.
“Vừa qua, trường đã làm đơn xin đề nghị hỗ trợ cho 6 trường hợp giáo viên bị thiệt hại nặng nề sau lũ nhưng vẫn chưa thấy hồi âm,” cô Quý nói.
Nhưng chừng đấy khó khăn và nhọc nhằn vẫn chưa bao giờ đánh tan niềm yêu trẻ của các thầy cô vùng rốn lũ. Chúng tôi lại chợt nhớ về chuyện cô giáo mầm non, vì muốn cứu đồ đạc, sách vở của các em đã hy sinh trên dòng lũ dữ tại Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh. Ở tận cùng mỗi người cầm phấn, vẫn là một nhiệt tâm tràn đầy./.
Hùng Dũng Bách (Vietnam+)