Nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cập nhật về thị trường Nhật Bản và giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường này, ngày 22/5, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo" thị trường Nhật Bản - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam".
Bà Lê Hoàng Oanh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương năm 2008, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Năm 2011, mặc dù Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng nhưng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đạt 21,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2010; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2010. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản như thủy sản, may mặc, đồ gỗ, càphê, sản phẩm nhựa, đồ da, giày dép....
Riêng trong ba tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt đã 3,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Về đầu tư, trong ba tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà đầu tư dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo ông Võ Thanh Hà, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), hiện nay khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này là những tiêu chuẩn đặc thù kỹ thuật về công nghiệp và nông nghiệp rất khắt khe. Hàng hóa của Việt Nam phải đạt được hai tiêu chuẩn này mới được phép lưu thông tại Nhật Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối ở Nhật Bản khá phức tạp; chi phí về xúc tiến thương mại, điều tra thị trường của các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này khá cao; những rào cản kỹ thuật về quy giới hạn du lượng dược chất trong từng sản phẩm nông nghiệp khi nhập khẩu vào Nhật Bản rất khắt khe.
Vì vậy, theo các chuyên gia, để thâm nhập vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các thông tin về khách hàng trước khi dự hội chợ ngành hàng tại Nhật Bản sẽ giúp đạt hiệu qủa đàm phán và tiết kiệm được nhiều chi phí. Cùng với việc tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản như thương vụ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp cũng nên khai thác triệt để những ưu đãi do các Hiệp định song phương và đa phương mang lại đồng thời, việc hiểu biết các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn thời gian kiểm dịch./.
Bà Lê Hoàng Oanh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương năm 2008, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Năm 2011, mặc dù Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng nhưng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đạt 21,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2010; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2010. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản như thủy sản, may mặc, đồ gỗ, càphê, sản phẩm nhựa, đồ da, giày dép....
Riêng trong ba tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt đã 3,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Về đầu tư, trong ba tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà đầu tư dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo ông Võ Thanh Hà, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), hiện nay khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này là những tiêu chuẩn đặc thù kỹ thuật về công nghiệp và nông nghiệp rất khắt khe. Hàng hóa của Việt Nam phải đạt được hai tiêu chuẩn này mới được phép lưu thông tại Nhật Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối ở Nhật Bản khá phức tạp; chi phí về xúc tiến thương mại, điều tra thị trường của các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này khá cao; những rào cản kỹ thuật về quy giới hạn du lượng dược chất trong từng sản phẩm nông nghiệp khi nhập khẩu vào Nhật Bản rất khắt khe.
Vì vậy, theo các chuyên gia, để thâm nhập vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các thông tin về khách hàng trước khi dự hội chợ ngành hàng tại Nhật Bản sẽ giúp đạt hiệu qủa đàm phán và tiết kiệm được nhiều chi phí. Cùng với việc tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản như thương vụ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp cũng nên khai thác triệt để những ưu đãi do các Hiệp định song phương và đa phương mang lại đồng thời, việc hiểu biết các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn thời gian kiểm dịch./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)