Nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc và lãnh đạo thành phố Thượng Hải, tỉnh Chiết Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010 (Expo Thượng Hải) và kết hợp thăm Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tô từ ngày 26/4 đến 1/5.
Với chủ đề “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”, Expo Thượng Hải 2010 tập trung vào sự đổi mới và khai thác tiềm năng của đời sống đô thị trong thế kỷ 21.
Triển lãm dự kiến khai mạc vào ngày 30/4, là triển lãm phi thương mại có qui mô lớn, được Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng. Dự kiến có khoảng 70 triệu khách thăm quan triển lãm; trong đó, có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cùng nhiều vị nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ và chính khách nước ngoài sẽ dự lễ khai mạc.
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư cho triển lãm 45 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,7 tỷ USD. Đây là triển lãm có qui mô đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Trung Quốc đã dành 1.000m2 để Việt Nam xây dựng Nhà triển lãm Việt Nam.
Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Năm 2010, năm đánh dấu chặng đường 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và được hai bên nhất trí chọn là “Năm hữu nghị Việt-Trung.”
Nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước được tổ chức. Ngoài ra, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2009-2012), Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hội nghị quan trọng để thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng; hàng năm, hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."
Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.” Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010.
Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hơn 21 tỷ USD. 3 tháng đầu năm 2010, con số này là gần 5,4 tỷ USD. Hai bên cũng đã đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010.
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến giữa tháng 3/2010, Trung Quốc có 681 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký đạt 2,73 tỷ USD; đứng thứ 15/89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Vùng Hoa Đông, Trung Quốc bao gồm thành phố Thượng Hải, tỉnh Chiết Giang và tỉnh Giang Tô có dân số hơn 170 triệu dân là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất, đồng thời là trung tâm tài chính năng động nhất của Trung Quốc. Đây cũng là những địa phương có quan hệ tốt với Việt Nam.
Thượng Hải đã mở đường không, đường biển với Việt Nam; doanh nghiệp Thượng Hải trúng thầu xây dựng nhiều công trình lớn ở Việt Nam. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thượng Hải đạt 1,46 tỷ USD. Thượng Hải thiết lập quan hệ hữu nghị với Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1994.
Giang Tô là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện mở cửa với bên ngoài, có quan hệ hợp tác hữu nghị với 194 tỉnh, thành thuộc 42 quốc gia trên thế giới; trong đó, có tỉnh Đồng Nai của Việt Nam (từ năm 1995).
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Giang Tô đạt hơn 2,1 tỷ USD. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Giang Tô rất chú trọng việc xây dựng xã hội hài hòa, bảo vệ môi trường, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trình độ giáo dục khoa học của Giang Tô thuộc hàng đầu Trung Quốc, lực lượng nghiên cứu khoa học đứng thứ 3 sau Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tính đến cuối năm 2009, Chiết Giang có 134 doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 287 triệu USD. Việt Nam hiện có 22 doanh nghiệp đầu tư tại Chiết Giang với tổng vốn đầu tư đạt 21,7 triệu USD. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chiết Giang đạt hơn 1,4 tỷ USD.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Triển lãm thế giới Thượng Hải, kết hợp thăm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô (Trung Quốc) sẽ tạo động lực mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển hơn nữa trong thời gian tới đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các địa phương của Trung Quốc./.
Với chủ đề “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”, Expo Thượng Hải 2010 tập trung vào sự đổi mới và khai thác tiềm năng của đời sống đô thị trong thế kỷ 21.
Triển lãm dự kiến khai mạc vào ngày 30/4, là triển lãm phi thương mại có qui mô lớn, được Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng. Dự kiến có khoảng 70 triệu khách thăm quan triển lãm; trong đó, có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cùng nhiều vị nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ và chính khách nước ngoài sẽ dự lễ khai mạc.
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư cho triển lãm 45 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,7 tỷ USD. Đây là triển lãm có qui mô đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Trung Quốc đã dành 1.000m2 để Việt Nam xây dựng Nhà triển lãm Việt Nam.
Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Năm 2010, năm đánh dấu chặng đường 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và được hai bên nhất trí chọn là “Năm hữu nghị Việt-Trung.”
Nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước được tổ chức. Ngoài ra, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2009-2012), Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hội nghị quan trọng để thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng; hàng năm, hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."
Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.” Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010.
Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hơn 21 tỷ USD. 3 tháng đầu năm 2010, con số này là gần 5,4 tỷ USD. Hai bên cũng đã đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010.
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến giữa tháng 3/2010, Trung Quốc có 681 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký đạt 2,73 tỷ USD; đứng thứ 15/89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Vùng Hoa Đông, Trung Quốc bao gồm thành phố Thượng Hải, tỉnh Chiết Giang và tỉnh Giang Tô có dân số hơn 170 triệu dân là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất, đồng thời là trung tâm tài chính năng động nhất của Trung Quốc. Đây cũng là những địa phương có quan hệ tốt với Việt Nam.
Thượng Hải đã mở đường không, đường biển với Việt Nam; doanh nghiệp Thượng Hải trúng thầu xây dựng nhiều công trình lớn ở Việt Nam. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thượng Hải đạt 1,46 tỷ USD. Thượng Hải thiết lập quan hệ hữu nghị với Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1994.
Giang Tô là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện mở cửa với bên ngoài, có quan hệ hợp tác hữu nghị với 194 tỉnh, thành thuộc 42 quốc gia trên thế giới; trong đó, có tỉnh Đồng Nai của Việt Nam (từ năm 1995).
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Giang Tô đạt hơn 2,1 tỷ USD. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Giang Tô rất chú trọng việc xây dựng xã hội hài hòa, bảo vệ môi trường, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trình độ giáo dục khoa học của Giang Tô thuộc hàng đầu Trung Quốc, lực lượng nghiên cứu khoa học đứng thứ 3 sau Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tính đến cuối năm 2009, Chiết Giang có 134 doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 287 triệu USD. Việt Nam hiện có 22 doanh nghiệp đầu tư tại Chiết Giang với tổng vốn đầu tư đạt 21,7 triệu USD. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chiết Giang đạt hơn 1,4 tỷ USD.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Triển lãm thế giới Thượng Hải, kết hợp thăm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô (Trung Quốc) sẽ tạo động lực mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển hơn nữa trong thời gian tới đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các địa phương của Trung Quốc./.
Đỗ Quyên (Vietnam+)